Pierre-Yves Gayraud, được biết đến như một trong những "bàn tay vàng về phục trang" không chỉ của điện ảnh Pháp mà cả Hollywood. Một số bộ phim do anh đảm nhận phần thiết kế trang phục như The Three Musketeers, Coco Chanel (phim truyền hình), Mr Bean’s Holiday, The Bourne Identity, Cloud Atlas... Gayraud chính là người chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ phần phục trang cho bộ phim Beauty and the Beast, phiên bản năm 2004.
Nhà thiết kế hé lộ: "Tôi phải đảm bảo được yếu tố lịch sự của phim, đồng thời giữ được chất huyền thoại và đặc phong cách của đạo diễn Christophe Gans. Khi họ mời tôi tham gia dự án này, tôi biết có hai giai đoạn lịch sử chính mình phải nắm rõ để thiết kế phục trang cho thật chuẩn xác: đó là thời Đế chế thứ nhất và Phục hưng". Thời gian thực hiện toàn bộ phục trang chỉ có hai tháng. Gayraud dựng dáng váy ở một xưởng may tại Paris, sau đó chuyển tới Berlin để hoàn thiện trong quá trình quay.
Các trang phục của diễn viên Léa Seydoux chính là điểm nhấn của phim, tác động lên câu chuyện tình giữa người đẹp và quái vật và giải thích một phần quá khứ của nhân vật. Chính vì vậy, Gayraud phải chú tâm hơn cả cho các bộ váy này. |
Với chiếc váy dạ hội màu xanh này, chất liệu phải thật nhẹ để diễn viên có thể di chuyển trên nhiều bối cảnh như trên băng đá hay trong hồ nước. |
Nguyên tắc khi tạo các bộ váy cho nhân vật chính của Gayraud là: những bộ trang phục trông phải thật lịch lãm, chất liệu và màu sắc phải phong phú, phải đem đến cho người xem cảm giác trầm trồ thán phục. |
Bộ cánh màu xanh lá này có chất liệu nhung với nhiều bèo và các đường cắt cúp tạo độ phồng. |
Nhờ từng bộ trang phục khác biệt mà bộ phim trở thành một sân khấu kịch đầy màu sắc: "Có một cảnh khi Quái vật tặng Belle những bộ cánh dạ hội khác nhau, chúng tôi đã tạo ra rất nhiều bộ váy: màu ngà, màu xanh dương, xanh lá cây, và cuối cùng là màu đỏ. Léa luôn thướt tha trong các bộ trang phục của tôi. Cô ấy bước đi khoan dung không một chút gượng gạo", Gayraud tự hào. |
Đây là chiếc váy kỳ công nhất trong tất cả trang phục của phim. "Có những bối cảnh chúng tôi phải làm các phiên bản khác nhau của cùng một bộ cánh. Ví như cảnh Léa mặc một cái váy đỏ dạ hội organza, rồi cô ấy bị ngã sấp trên mặt băng. Đó là vải organza, bạn biết đấy, một trong những loại vải thượng hạng nhất thế giới. Chúng tôi đã lấy cảm hứng rất nhiều từ văn hóa Nhật Bản: nghệ thuật xếp giấy, nghệ thuật cắm hoa... để vẽ nên những chi tiết cho phần cổ áo, thân váy hay cánh tay... Dù lấy cảm hứng từ một nền văn hóa Đông Á, chúng tôi tự hào đã giữ được nét đẹp cổ điển của thời kỳ Phục hưng và Đế chế thứ nhất trong các bộ trang phục của mình", nhà thiết kế chia sẻ. |
Trước khi đi đến quyết định cuối cùng, nhà thiết kế phải thử nghiệm trên người diễn viên những loại vải khác nhau với đường nét, hình khối khác biệt. Ban đầu, sẽ có những bộ mẫu để diễn viên mặc thử, sau đó mới lựa chọn màu sắc. |
Mỗi trang phục đều được thiết kế theo nhiều phương án khác nhau, phù hợp với bối cảnh và hành động của nhân vật. |
Với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thời trang cao cấp từ lâu, Gayraud có thể may đo trực tiếp trên mannequin mà không cần bản nháp vẽ. |
Nhà thiết kế thích sử dụng các màu sắc bắt mắt như xanh, đỏ, tím, ánh bạc hoặc ánh vàng để các nhân vật nổi bật hơn trong khung cảnh cổ tích huyền ảo của phim. |
Thiết kế trang phục cho vincent cassel , nhất là phân đoạn anh từ một hoàng tử lịch lãm biến thành quái vật, đòi hỏi Pierre phải tính toán chính xác chất liệu, màu sắc phù hợp từng phân cảnh. Bộ trang phục được may dựa trên cảm hứng về trang phục của Samurai Nhật Bản. Người Đẹp và Quái Vật sẽ chính thức được công chiếu từ ngày 25/4 với hai phiên bản phụ đề và lồng tiếng. |
Thùy Liên