Nhắc đến phụ nữ Nam Bộ, hình ảnh quen thuộc chúng ta dễ dàng bắt gặp là các bà, các má, các cô gái bận bộ đồ bà ba giản dị. Theo dòng chảy thời gian, để thuận tiện trong sinh hoạt, phụ nữ Nam Bộ dần chuyển sang mặc những bộ đồ có chất liệu mát mẻ hơn, hoa văn màu sắc đa dạng, mà chúng ta thường biết đến với tên gọi “Đồ bộ”.
Đồ bộ đến từ đâu?
Biết bao thập niên trôi qua, đồ bộ len lỏi khắp các làng quê, từ nếp sinh hoạt trong bếp nhà cho đến làm lụng ngoài vườn hay thậm chí là đi đám tiệc, chợ búa. Nhưng không ai có câu trả lời chính xác: Đồ bộ có từ lúc nào? Và ai là nhà thiết kế đầu tiên sáng tạo ra loại trang phục này? Chỉ biết thời đó, các tiệm may gia công thường đi ra vùng Biên lấy các loại vải với chất liệu, mẫu mã khác nhau về cắt may theo ni người mặc. Rồi những người bán lẻ lấy đồ may sẵn này phân phối đi khắp các chợ quê.
Đồ bộ len lỏi khắp các làng quê Nam Bộ trong nếp sinh hoạt gia đình
Những mặt hàng “Đồ bộ” đều có kiểu giông giống nhau: áo cổ tim hoặc cổ tròn, quần có túi hai bên, ống nhỏ. Kiểu quần áo này đến bây giờ vẫn chưa mất đi, mà dường như trở thành “mốt” riêng của Phụ nữ Nam Bộ.
Đồ bộ – “Mốt” riêng của phụ nữ miền Nam
Loại đồ ai cũng biết mặt, mà khó đặt cái tên
Đi khắp chiều dài đất nước, ta dễ dàng bắt gặp từ người già đến trẻ nhỏ đều mặc đồ bộ mỗi ngày. Vậy mà so với “bà ba” của thời hào hùng lịch sử hay “áo dài” vinh dự đi khắp năm châu, thì “đồ bộ” nghe chừng còn vô danh quá…Bởi ở nhà thì đồ bộ chỉ quanh quẩn vườn tược, bếp núc, ra chợ thì đồ bộ được treo lủng lẳng trên sào với giá rẻ bèo, quanh đi quẩn lại cũng là bộ sau “nhái hàng” bộ trước.
Chắc vậy, nên người ta chưa xem trọng đồ bộ! Đôi lúc, người ta còn có cái nhìn không hay khi chị em mặc đồ bộ ra đường.
Mà người ta không nhớ rằng, bao năm qua đồ bộ chịu nép mình trong chái bếp, chấp nhận vị trí hậu phương để vun bồi yêu thương cho mỗi mái nhà. Người ta không nhớ rằng đồ bộ còn là hơi thở, là mùi hương quê nhà mà mỗi đứa con đi xa luôn canh cánh nhớ nhung.
Mẹ mặc đồ bộ nơi chái bếp như dáng hình quê hương
Thậm chí, mới đây, đồ bộ còn là một phần trong hành trình của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam – Khánh Vân, là quà tặng cho “đối thủ” của cô tại đấu trường nhan sắc Quốc tế - Miss Universe 2021 nữa kìa!
30 năm, tâm huyết một cái tên!
Đi tìm vị trí cho loại trang phục ai cũng biết mặt, nhưng chưa thể đặt tên là niềm ấp ủ suốt 3 thập niên của Thành Duyên - một tiệm may gia công đồ bộ từ những năm đầu 1990.
Tâm huyết với loại trang phục thể hiện sự chuyển giao của thời gian, của cái cũ và cái mới, Thành Duyên đã tạo nên những bộ đồ không chỉ thuận tiện trong sinh hoạt mà còn đáp ứng được tính thẩm mỹ. Nhờ công dụng “đa zi năng”, sợi dây gắn bó giữa bộ đồ và người mặc được bền chặt hơn.
Đồ bộ Tole Thành Duyên vừa thẩm mỹ vừa đáp ứng được tính đa-zi-năng, từ nhà ra chợ
Suốt 30 năm, Thành Duyên không chỉ nghiên cứu được chất liệu Tole cao cấp rất được ưa chuộng bởi độ bền, mát, thấm hút tốt, ít nhăn, không co rút, mà còn đầu tư trang thiết bị tân tiến, đội ngũ thợ may lành nghề. Mỗi tháng Thành Duyên cung cấp hàng chục ngàn bộ đồ, đáp ứng nhu cầu hơn 15 tỉnh/thành khu vực phía Nam.
Chất liệu Tole cao cấp, an toàn cho làn da, dù là trẻ nhỏ
Ngoài ra, Thành Duyên còn tập trung đầu tư cho bộ phận thiết kế, tạo ra những sản phẩm độc quyền, chấm dứt vòng lặp “hàng nhái’’ của Đồ bộ nói chung suốt bao thập kỷ qua.
Các thiết kế độc quyền của Thành Duyên
Thay đổi góc nhìn mới mẻ về đồ bộ không phải dễ, cạnh tranh giá cả với các mặt hàng tràn lan ngoài thị trường lại càng khó khăn! Nhưng với tâm huyết và nỗ lực không ngừng, Thành Duyên được nhiều đối tượng khách hàng tin dùng vì chất lượng và uy tín sản phẩm. Thành Duyên tin rằng, định hình giá trị cho loại trang phục vốn dĩ vô danh này cũng là sự tôn vinh dành riêng cho những người phụ nữ - linh hồn của mỗi gia đình Việt.