Luận chung về Tướng chân
Theo quan niệm cổ nhân, chân là nơi trên chở một thân, dưới vận trăm thể, làm tượng của đất, thể dẫu rất thấp, mà dụng rất lớn, có thể phân biệt tốt, xấu, mà xét sang, hèn vậy. Lão Tử nói đại ý rằng, chân tuy ở dưới cùng của thân thể nhưng khả năng chống đỡ lớn nhất, có thể giúp chúng ta đội trời đạp đất.Tương truyền, gian thần đời Tống là Tần Cối có chân dài. Một nhà tướng pháp nhìn thấy Tần Cối liền nói: "Người này phá nước hại dân, e thiên hạ đều chịu họa, nhiều quân tướng chịu chết dưới tay ông ta", về sau lời nói của nhà tướng pháp quả nhiên ứng nghiệm.
Dưới nhãn quan tướng học Á đông, diện mạo được coi như thân cây, chân tay ví như cành nhánh. Có cây tốt thân mà xấu cành, có cây lại tốt cành mà xấu thân. Cành và thân đều tốt đã đành là quý, nhưng cành tốt thân xấu hay ngược lại thì cây đó vẫn có thể khả dụng. Cho nên, nếu Ngũ quan, Tam đình, Ngũ nhạc (trong Tướng mặt) có bị khuyết điểm đôi chút về mặt hình thức mà tứ chi hợp cách vẫn được coi là loại tướng khả dĩ có phú quý.
Trần Đạm Giã, một nhà nghiên cứu tướng pháp Trung Hoa, đã nói: "Tứ chi đối với con người cũng như bốn mùa đối với sự phát triển của vạn vật. Bốn mùa mà không điều hoà thì vạn vật khó sinh sôi nẩy nở. Tứ chi không ngay thẳng, cân xứng thì kẻ đó suốt đời khốn khổ".
Các bộ phận của chân nói gì?
Về đại thể, người đùi đẹp, chân thon dài, mềm mại, đầu gối cân xứng, đặc biệt đối