Tôi là Hà Văn Kiên sống tại Gia Lâm, Hà Nội. Ngày 10/8 tôi đi xe Dream đến ngã 4 Ô chợ Dừa thì xe tụt hơi. Dắt xe vào một cửa hàng sửa chữa trên đường Nguyễn Lương Bằng để bơm.
Một thợ trong cửa hàng sau khi kiểm tra xong, kết luận bánh bị xì hơi, phải vá. Sau khi mở lốp ra, anh thợ này nói hỏng chân van. Tôi đồng ý thay săm với giá 90 nghìn đồng.
Vị trí ốc bưởng trên xe Honda Dream. |
Dắt xe ra khỏi cửa hàng, đề máy, vào số, tăng ga nhưng chiếc xe không hề nhúc nhích. Từ trước tới nay xe chưa hề có hiện tượng lạ này. Dắt xe q
Trao đổi với VnExpress, anh Đỗ Xuân Hưng nhân viên lâu năm tại Head Thắng Lợi (Hà Nội) cho biết ốc bưởng dùng để căn chỉnh độ bám côn. Tác động từ bên ngoài có thể làm cho các lá côn ép chặt hoặc nhả ra. Khi côn đã nhả, dù xe nổ máy, vào số và tăng ga cũng không thể đi được. Theo anh Hưng, trục số rất khó hỏng, phải cần lực rất lớn mới có thể làm hỏng chi tiết này. Các tình huống hỏng trục thường do xe chạy tốc độ cao và bị đứt xích. Xung lực lớn có thể làm hỏng chi tiết này. Chi phí thay trục khoảng vài trăm nghìn, thấp hơn rất nhiều so với giá mà anh Kiên đã trả. Thế Hoàng |
uay lại cửa hàng được thợ chẩn đoán: "trục số có vấn đề, anh chờ em 10 phút để kiểm tra".
Thợ tiến hành mở hộp số, sau một hồi loay hoay người này kết luận trục hộp số bị hỏng, phải thay với giá 2,5 triệu đồng.
Tôi không đồng ý, và tỏ ra nghi ngờ có sự "trùng hợp ngẫu nhiên" đến vậy. Một hồi ngã giá, chủ xe chấp nhận trả 2 triệu đồng. Khi thanh toán, thợ đòi thêm 200 nghìn cho tiền công và 1 hộp dầu.
Ngày hôm sau, tôi quyết định đi bảo dưỡng tại một trung tâm bảo dưỡng lớn và được thợ ở đây giải thích về sự "trùng hợp" trên. Khi thay săm, đối tượng "tranh thủ" lúc chủ xe không để ý chỉnh lại ốc bưởng làm côn không ăn.
Thế là tôi đã biết một kiểu lừa đảo mới và mong mọi người cảnh giác khi sửa xe. Không phải tất cả cửa hàng đều vậy, nhưng dù sao cẩn thận vẫn hơn.
Hà Văn Kiên