Đề cập đến thị trường ôtô toàn cầu 24 tháng tới với tờ Automotive News Europe, Sergio Marchionne phân tích: "Khi sản lượng bị sụt giảm, chúng ta có thể thấy công nghiệp ôtô thế giới sẽ chỉ còn một tập đoàn Mỹ, một của Đức, một của Pháp, một của Nhật Bản, một ở Trung Quốc và một ở châu Âu".
Mẫu sedan hạng sang cao cấp serie 7 của BMW. Dù là hãng xe hạng sang lớn nhất thế giới nhưng BMW lại có nguy cơ bị bán cao. Ảnh: BMW. |
Mức trần sản lượng là 5,5 triệu xe mỗi năm. Dưới con số này, ít thương hiệu nào có thể đứng độc lập. Nếu chiểu theo nhận định này, chính Fiat của Sergio Marchionne cũng nằm trong tình huống có thể phải sáp nhập với một ông lớn khác.
"Tình hình kinh doanh sẽ hoàn toàn thay đổi trong thời gian tới. Chúng ta không thể hành động như đã làm. Tự lực cánh sinh sẽ không thể chống đỡ được", vị giám đốc này nói.
Theo nhà phân tích Jürgen Pieper, nằm trong nhóm nguy cơ cao là những hãng thuộc sở hữu cá nhân hoặc các công ty gia đình. Chẳng hạn như BMW hiện có 46,6% cổ phần đứng tên gia đình Quandt. Tương tự, Peugeot-Citroen nằm trong tay gia đình Peugeot với 30%. Khi thị trường giảm sút, rất có thể các ông chủ này sẽ bán cổ phiếu cho các tập đoàn lớn nhằm bảo vệ tài sản của họ.
BMW và Fiat là những hãng có khả năng bị thôn tính cáo nhất. Mới đây, Giám đốc điều hành BMW Norbert Reithofer đã cảnh báo công ty đang ở tình trạng "khủng hoảng nhất trong lịch sử".
Hiện tại, chưa có thể nói trước thị trường ôtô sẽ tụt dốc đến đâu. Thế nhưng, khi xuống đến mức tồi tệ, chỉ có một cách sáp nhập để tồn tại. Ngành công nghiệp ôtô Mỹ đang chứng minh nhận định này khi hai ông lớn General Motors và Chrysler bắt đầu nói đến chuyện nhập làm một.
Trọng Nghiệp (theo Leftlane News)