Theo kỹ thuật viên của Thành Gia Motor, cơ sở này tiếp nhận nhiều trường hợp xe bị òa ga vào sửa chữa và khắc phục. Đặc biệt là dòng xe trang bị hệ thống phun xăng điện tử (PGM-FI) như Honda Lead, và cũng có một số ít trường hợp xảy ra với Honda air blade và dòng scooter cao cấp là Honda SH.
Bướm ga bị bẩn có thể bị kẹt. |
Một số nguyên nhân được tổng hợp và đúc kết lại với trường hợp xe máy bị òa ga, như người sử dụng không quan tâm đến khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất hay do dùng nguyên liệu bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, một thao tác khi đề nổ máy mà rất ít người để ý là bật công tắc điện để nổ khi đèn báo FI chưa tắt. Việc không thường xuyên bảo dưỡng định kỳ cũng có thể dẫn đến bướm ga, các đường dẫn khí bẩn gây nên hiện tượng kẹt bướm ga, kẹt mô-tơ.
Do hoạt động lâu ngày, cảm biến ôxy bị muội, bẩn bể mặt cảm biến, vì vị trí đặt cảm biến ôxy ngay sau cổ xả. |
Cách khắc phục được nghiên cứu dựa trên những hiện tượng cụ thể từ các nguyên nhân trên. Vệ sinh bướm ga bằng dung dịch chế hòa khí hoặc xăng, đầu cảm biến được làm sạch hoặc căn chỉnh lại ví trí van trượt giúp mô-tơ bước hoạt động chính xác. Chi phí sửa chữa từ 200.000 đến 400.000 đồng trong thời gian khoảng 30 phút.
Trước đây, thông thường để xử lý sẽ phải thay bộ chế hòa khí PGM-FI, nhưng chi phí thay thế rất tốn kém. Như bộ chế hòa khí PGM-FI của honda lead hay scr hoặc Air Blade có giá khoảng 3 triệu đồng, còn SH khoảng 7 triệu đồng.
Một nguyên nhân nữa là do mô-tơ bước hoạt động sai (mô-tơ bước hay gọi là van IACV: van kiểm soát tốc độ cầm chừng). |
Các chuyên gia khuyến cáo tới người sử dụng xe có trang bị PGM-FI, như sau khi bật khóa điện và trước khi ấn nút khởi động xe, hãy chờ cho đèn báo FI trên bảng điều khiển tắt hẳn. Người sử dụng xe máy cũng nên bảo trì bảo dưỡng định kỳ tại các cơ sở lớn và uy tín. Nên đổ xăng tại các cây xăng có uy tín, đặc biệt nên sử dụng xăng A95. Và nếu gặp bất kỳ hiện tượng hay sự cố bất thường trong quá trình sử dụng nên đưa xe đi kiểm tra sớm.
Lương Dũng
Ảnh: Cường Pink