Việt Nam đã có những thay đổi căn bản trong việc định hình lại nên công nghiệp ôtô. Nhiều năm trước, câu hỏi thường xuyên được đặt ra là "Bao giờ Việt Nam có thương hiệu ôtô riêng" thì nay vấn đề đã sát sườn hơn là "Việt Nam tham gia như thế nào và chuỗi sản xuất mặt hàng cao cấp này".
Ôtô không phải là sản phẩm tiêu dùng đơn giản, mà hội tụ rất nhiều thành quả công nghệ cũng như kinh nghiệm sản xuất. Ôtô thương hiệu Việt Nam là ước mơ quá xa vời, nếu không nói là viển vông. Vì thế, xác định lại chiến lược là điều đáng làm hơn cả.
Trong chuỗi sản xuất toàn cầu, Việt Nam cần tham gia tích cực hơn, bằng con đường sản xuất linh kiện, với nền công nghiệp phụ trợ đủ mạnh. Thái Lan đã làm rất tốt điều này để rồi từ đó trở thành trung tâm xuất khẩu sang các nước trong khu vực, khi được hưởng ưu đãi từ các hiệp định thuế quan.
Vì vậy, công nghiệp phụ trợ, một cách hiển nhiên, trở thành mục tiêu thiết thực và đảm bảo thành công nhất cho nên công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, định hướng này có thể sẽ không được quan tâm đúng mức nếu không có sân chơi chung, để các doanh nghiệp và khách hàng có cơ hội tìm hiểu và hợp tác.
Để đón đầu xu hướng, Công ty cổ phần Hội chợ và Xúc tiến Thương mại Á Châu (ATFA) phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế ChanChao tổ chức dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Bộ ngành liên quan nhiều năm qua đã dày công tổ chức triển lãm mang tên Saigon Autotech & Accessories.
Được tổ chức lần đầu năm 2006, đây là điểm hẹn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ôtô, xe máy, xe đạp điện và công nghiệp phụ trợ để cùng trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những giải pháp phát triển chuyên sâu về ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Với mục tiêu hướng tới lĩnh vực mới mẻ, ban tổ chức tạo ra những lợi thế tốt cho các đơn vị tham gia.
Đầu tiên là thời điểm diễn ra vào tháng 5, để các đơn vị có thể gặp gỡ, lên kế hoạch hợp tác cho mùa sản xuất cao điểm từ tháng 6.
Thứ hai, Ban tổ chức chọn TP HCM làm địa điểm để tận dụng mọi ưu thế của khu vực năng động này. Doanh số của ngành ôtô tại khu vực phía nam chiếm đa số. Tạo tiền đề cho ngành linh kiện và phụ kiện phát triển. Chưa kể thói quen tiêu dùng của khách hàng nơi đây tạo nên cơ hội rất lớn cho những nhà sản xuất và kinh doanh linh phụ kiện xe hơi.
Với những định hướng đó, Saigon Autotech năm nay sẽ điều chỉnh hướng tập trung vào mảng khách hàng xe thương mại, linh kiện, phụ tùng, hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Chỉ tính riêng trong 3 năm trở lại đây, số các doanh nghiệp phụ trợ trong và ngoài nước tham gia triển lãm đạt mức tăng trưởng 30%, tỷ lệ nội địa hóa chiếm 42%. Mặc dù lượng doanh nghiệp nước ngoài tham gia triển lãm vẫn cao hơn so với doanh nghiệp trong nước nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực của Ban tổ chức trong việc tăng dần số lượng doanh nghiệp phụ trợ trong nước tham gia triển lãm.
Theo Ban tổ chức, tính đến tháng 2/2016, số doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tham gia triển lãm đã tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện không chỉ sự quan tâm mà còn nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc chung tay phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Quy mô triển lãm ước tính tăng lên 15.000 mét vuông với sự tham gia của gần 700 gian hàng trong và ngoài nước cùng những sản phẩm triển lãm đa dạng và phong phú.
Bên cạnh sự xuất hiện của một số thương hiệu ôtô uy tín, các sản phẩm như xe máy , xe đạp điện và linh kiện phụ tùng cũng sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan. Tiếp nối thành công của những lần triển lãm trước, điểm nhấn của Saigon Autotech & Accessories 2016 là hoạt động kết nối giao thương, tạo cơ hội giao lưu trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp.
Triển lãm dự kiến thu hút khoảng 120.000 khách tham quan.
Để biết thêm thông tin, liên hệ:
Ban tổ chức Saigon Autotech lần thứ 12:
Trụ sở: 88 Phạm Ngọc ThạchThạch, Đống Đa, Hà Nội.
Hotline: Ms Mai Anh - 091 668 9198
Hotline: Ms Minh Tuyết - 091 353 9198.
Ngọc Điệp