Kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông có 3 phần chính gồm sơ cứu bất tỉnh (trong đó có bất tỉnh còn thở và bất tỉnh ngưng thở), sơ cứu chảy máu và sơ cứu gẫy xương, chấn thương cột sống.
Sơ cứu bất tỉnh
Bất tỉnh có hai kiểu bất tỉnh, bất tỉnh còn thở và bất tỉnh ngưng thở. Để nhận biết, người sơ cứu phải thử gọi người bị nạn xem có còn tỉnh không, nếu không tỉnh thì nghe xem nạn nhân còn thở không. Nếu nạn nhân còn thở, kiểm tra trong miệng xem có dị vật không, với người bất tỉnh thường bị lưỡi tụt. Cách tốt nhất, nên chuyển nạn nhân sang tư thế hồi phục. Tư thế này giúp nạn nhân tránh được lưỡi tụt, giúp chất nôn dễ chảy ra làm thông thoáng đường thở.
Cách sơ cứu nạn nhân bất tỉnh còn thở và đưa nạn nhân chuyển sang tư thế hồi phục:
Trong trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông bất tỉnh không thở, sơ cứu chia làm hai cách. Cách sơ cứu cho người lớn, trẻ lớn và cách sơ cứu cho trẻ dưới một tuổi bị bất tỉnh ngưng thở. Với trường hợp tai nạn giao thông, nạn nhân bị bất tỉnh và ngưng thở, cách sơ cứu sử dụng phương pháp ép tim và hô hấp nhân tạo.
Kỹ năng sơ cứu nạn nhân bất tỉnh ngưng thở với người lớn và trẻ lớn:
Kỹ năng sơ cứu nạn nhân bất tỉnh ngưng thở với trẻ dưới một tuổi:
>>Xem tiếp
Lương Dũng