Bỏng pô
Sau thời gian hoạt động dài, pô xe thường khá nóng, nhiệt độ có thể từ 200 – 700 độ C. Sự tiếp xúc dù rất nhanh cũng dẫn tới bỏng. Vị trí thường ở chân khi trẻ lên xuống xe hoặc chạm phải pô trong bãi. Khoảng thời gian tiếp xúc chỉ trong vài giây nên vết bỏng nông ở độ 1 hoặc 2, có thể nổi bỏng nước hoặc tróc lớp da ngoài từng mảng lớn.
Nếu thường xuyên chở trẻ, hãy lựa chọn những loại xe có tấm chắn cách nhiệt, yên sau thấp. Bậc phụ huynh cũng cần thường xuyên nhắc nhở trẻ bình tĩnh cẩn trọng mỗi lần lên xuống xe.
Ảnh: Afamily. |
Ngã khi đang đi
Việc chở trẻ dưới 3 tuổi bằng xe máy tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Dù có thể đứng, ngồi hay chạy nhảy nhưng thực tế hệ cơ, xương của trẻ chưa đủ cứng, vững. Những cú xóc bất ngờ có thể khiến não hoặc các khớp bị tổn thương.
Ngảy cả với trẻ lớn hơn việc di chuyển bằng xe máy vẫn chưa thực sự an toàn. Khá nhiều em có thói quen ngủ ngật khi ngồi sau xe. Lúc này, tay thường có xu hướng rời khỏi bố mẹ hoặc vật bám. Bên cạnh đó, yên xe thường khá rộng so với tầm vóc trẻ. Khi hai chân chưa thể kẹp vào yên, sự cân bằng phụ thuộc hoàn toàn vào đôi tay và tư thế ngồi. Quá trình xe chạy, trẻ thường lệch dần về một bên. Xe bị xóc, nghiêng hoặc thay đổi tốc độ đột ngột có khiến khiến các em ngã khỏi xe.
Trong tình huống bắt buộc phải đi bằng xe máy, bậc phụ huynh nên sử dụng các loại ghế chuyên dùng cho trẻ, lái xe với tốc độ chậm, ổn định. Với trẻ lớn hơn có thể sử dụng đai đeo cho đến khi chân bé chạm được tới vị trí để.
Vặn tay ga khi dừng xe
Nhiều phụ huynh khi dừng xe để trẻ xuống không kịp, hoặc chủ quan không tắt máy. Trẻ xuống bên phải có xu hướng cầm vào tay ga và nếu đó là xe tay ga sẽ hết sức nguy hiểm. Xe sẽ lao đi, làm cả hai cùng ngã. Nhiều tai nạn xảy ra trong trường hợp này và người lớn cần chú ý nhắc trẻ mỗi khi lên xuống.
Côn trùng bay vào mắt
Khá nhiều bậc phụ huynh sử dụng xe tay ga thường cho con đứng trước yên, kẹp giữa hai chân và coi đây là tư thế chắc chắn tránh được hiện tượng các em tự ngã. Nhưng thực tế đây lại là vị trí gây ra nhiều tổn thương. Dòng không khí đập thẳng vào mặt theo đó bụi bẩn hoặc côn trùng có thể lọt vào mắt. Mặt khác, khi phanh xe đột gột, toàn thân các em lao về phía trước, đầu có thể đập vào tay lái.
Kẹp chân
Tai nạn này thường xuất hiện ở trẻ lớn. Do bản tính hiếu động thích đu đưa chân, bàn chân hoặc ống quấn mắc vào nan hoa bánh sau. Chân bị cuốn vào bánh, kéo các em ngã. Tay nạn gây nên tổn tương nghiên trọng ở chân như gẫy xương, nát bàn chân…
Trước khi di chuyển, bậc phụ huynh cần quan sát tư thế để chân. Nếu nhận thấy góc chân hoặc ống quần quá gần bánh cần nhắc trẻ để chân xa hơn. Quá trình di chuyển cần thường xuyên nhắc nhở tư thế để chân. Khi lái có cảm giác xe lắc khó kiểm soát, rất có thể lúc này trẻ đang thay đổi tư thế hoặc đu đưa chân.
Khi chân bị kẹp cần phanh ngặt bánh sau và dừng xe. Lùi bánh quay ngược lại sẽ dễ rút chân hơn. Nếu không thể rút nhẹ nhàng, thì cần cắt nan hoa hoặc tháo bánh.
Thế Hoàng