Với hãng ôtô lớn nhất thế giới, việc thị trường Mỹ chuyển hướng sang SUV và crossover đang gây ra khó khăn. Vấn đề là toyota có cả 2 loại này, nhưng không đủ.
Mối quan tâm đối với dòng xe con tụt giảm nhanh chóng là mối đe dọa đối với ngôi vị số 1, và Toyota cần tìm ra cách để mang đến những gì khách hàng mong muốn, như việc đưa tới đại lý "nhiều và nhiều xe tải hơn nữa", như lời của Didier Leroy, phó chủ tịch hãng nói với tờ Automotive News.
"Cam kết của chúng tôi với các đại lý ở Mỹ là cung cấp nhiều hơn nữa xe bán tải và xe suv . Số lượng các dòng xe này được đưa tới đại lý trong năm nay nhiều hơn năm trước, và trong 2017, chúng tôi còn sản xuất thêm và giao nhiều hơn thế".
Khách hàng Mỹ đang có xu hướng rời bỏ dòng sedan để sang SUV, crossover và bán tải. Ảnh: Edmunds. |
Ngoại trừ doanh số tăng mạnh trong 3 tháng cuối của 2016, năm nay ghi nhận doanh số của Toyota tại Mỹ lần đầu tiên tụt giảm kể từ khủng hoảng năm 2011. Thảm họa khi đó giống như phi một chiếc cờ-lê vào hoạt động của hãng, khiến doanh số tụt dốc. Nhưng "sau cơn mưa trời lại sáng" và mọi thứ đã trở lại đúng quỹ đạo vốn có.
Tuy nhiên, thị trường đã giảm nhiệt. Khi doanh số đã đạt mức đỉnh, thì các hãng phải tìm ra cách phù hợp hơn để bán được xe mới. Tập trung vào những mẫu xe bán chạy nhất thị trường là giải pháp, và lúc này, xe tải và SUV là thứ mà khách hàng muốn nhất.
9 tháng đầu năm 2016, doanh số xe con của Toyota giảm 11%, và tổng doanh số giảm 2,4%. Trong khi đó, việc sản xuất xe bán tải lại không đáp ứng đủ nhu cầu. Để bù đắp, vị phó chủ tịch thừa nhận Toyota muốn xe bán tải chiếm 55% doanh số của hãng, tăng từ mức 51,9% hiện nay.
Nhưng rắc rối duy nhất là: sản xuất đã đạt năng suất tối đa, cả ở Mỹ và Nhật. Tại phân khúc phát triển nhanh nhất này - xe tải hạng trung - thì chiếc Tacoma của Toyota lại đang dần bị thất sủng trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ từ GM và các hãng khác. Khoản đầu tư 150 triệu USD vào nhà máy Toyota ở Tijuana, Mexico có thể tăng sản lượng từ 100.000 xe mỗi năm lên thành 160.000. Nhưng số thêm này chỉ tính từ 2018. Hãng xe Nhật hiện đã thêm dây chuyền sản xuất tại Tijuana cũng như ở San Antonio, Texas, Mỹ.
Vị phó chủ tịch muốn đề cập tới việc Toyota làm gì với dòng xe tải, chỉ nói rằng hãng này cần hành động cẩn trọng. Việc thêm dây chuyền có thể giữ Toyota duy trì ngôi vị đến khi thực sự mở rộng năng suất. Trong khi như ở Tijuana vẫn chưa tận dụng hết khoản đầu tư vào nhà máy mới hoặc mở rộng nhà máy chuyên sản xuất xe tải.
Toyota luôn hành động thận trọng, nhưng sự cẩn thận lại có thể khiến họ tụt hạng về doanh số.
Mỹ Anh