9. Những điều chỉnh khác
Ngoài những điều chỉnh trên, các hãng cung cấp nhiều góc điều chỉnh khác cho ghế. Do đó, tài xế nên tận dụng để tạo ra tư thế lái xe thoải mái nhất cho mình. Ví như góc lưng ghế, độ dài mặt ghế.
10. Đặt tay trên vô-lăng
Góc đặt tay lái tối ưu cảm giác lái và an toàn nhất là 9 giờ và 3 giờ. Ngón cái bám hờ vào vành vô-lăng. Trong điều kiện lái bình thường, không nên nắm quá chặt hoặc quá lòng vô-lăng, kiểm soát bằng cả ngón cái, lòng bàn tay và những ngón còn lại.
11. Thắt dây an toàn đúng cách
Về cơ bản dây an toàn phải thắt qua vai và dưới bụng, không kéo quá căng khiến bụng căng thẳng. Bên cạnh đó, dây không đeo thít vào cổ hay dưới nách, đều không có tác dụng bảo vệ đồng thời gây nguy hiểm cho hành khách. Ở tất cả các ghế đều cần thắt dây an toàn.
12. Kiểm tra tầm nhìn
Điều chỉnh gương chiếu hậu sao cho tầm mắt ở vào giữa hoặc nửa trên trong gương. Giữ mắt quan sát hướng lên trên chứ không nên cúi xuống, khi hướng lên trên ra xa, tài xế có thể quan sát được nhiều tình huống hơn. Bên cạnh đó, gương nên tạo góc nhìn thấy cả đuôi và hông xe.
13. Để đồ đạc, hành lý trên xe
Đồ đạc nên để dưới thấp như sàn xe, ở phía trước nơi ghế phụ. Không nên để trên cao hay trong khu chân tài xế vì có thể ảnh hưởng tới chân ga, xô đổ khi phanh gấp.
14. Chỉnh gương hậu trong xe
Gương hậu trong xe điều chỉnh sao cho góc nhìn ở trung tâm bao quát kính hậu. Góc nhìn cũng nên mở rộng để quan sát cả hai bên, hạn chế tối đa điểm mù sao cho vật thể khi khuất góc gương hậu trong xe sẽ xuất hiện ngay ở gương hậu ngoài xe.
15. Sử dụng điều hòa
Sử dụng điều hòa không chỉ làm mát khoang nội thất mà còn để làm sạch môi trường trong xe và làm trong kính lái. Vào mùa mưa hoặc mùa đông kính lái thường bị mờ do hơi nước ngưng tụ, lúc này nên sử dụng sưởi ấm kính lái. Với xe cũ không có sưởi kính thì bật điều hòa tới mức quạt gió to nhất, và chỉnh luồng gió hất thẳng lên kính để loại bỏ hơi nước ngưng tụ.
Ảnh: Wikihow