Một chế độ ăn uống cân bằng và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trong quá trình mang thai. phụ nữ đang mang thai nên thực hiện chế độ ăn uống nghiêm túc để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong thời gian mang thai.
Trong thời gian này, cả mẹ và bé cần rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Chế độ ăn uống của mẹ bầu nên có ít hàm lượng đường, chất béo và cholesterol, bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường ăn các loại trái cây, ngũ cốc và rau quả.
Trứng là thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu, có chứa những chất dinh dưỡng quan trọng như khoáng chất, chất béo, vitamin A, vitamin D và protein rất cần thiết trong quá trình mang thai. Nhưng thực sự ăn trứng khi mang thai liệu có an toàn? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Lợi ích khi mẹ bầu ăn trứng
Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong đậu, bông cải xanh, thịt và trứng. Choline có tác dụng giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến thần kinh và bệnh mãn tính sau này trong cuộc sống của bé. Ngoài ra, trứng rất giàu protein, axit folic và chất sắt, là những dưỡng chất rất cần thiết cho một phụ nữ mang thai. Trứng cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và cũng chứa một chất dinh dưỡng gọi là lutein cần thiết cho sức khỏe.
Ảnh: internet.
Rủi ro khi ăn trứng
Trứng chưa được nấu chín có chứa vi khuẩn salmonella có thể gây hại cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Salmonella là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm thông qua việc ăn qua trứng và thịt gia cầm bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn salmonella dù không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng nó có thể khiến mẹ bầu gặp tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày và mất nước.
Cách phòng tránh ngộ độc khi ăn trứng
- Trứng cần được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn trứng sống, chín vừa khi mang thai.
- Không nên để những quả trứng đã nấu chín ở trong nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ.
- Hãy cẩn thận trong khi dùng trứng sống để làm mặt nạ mặt hoặc dưỡng tóc.
- Nên tránh các loại thực phẩm làm từ trứng sống như các loại bánh kem, mousse, mayonnaise, bánh trứng đường.
- Nên bảo quản trứng trong tủ lạnh, giữ trứng trong một khay riêng biệt và không tiếp xúc với các thực phẩm khác.
- Trứng sau khi luộc không nên trữ lâu hơn ba ngày trong tủ lạnh.
- Không nên ăn trứng có vỏ bị hư hỏng vì các loại vi khuẩn hoặc bụi bẩn phải có thể đã xâm nhập.
- Rửa tay đúng cách sau khi sơ chế trứng.