Mỗi buổi sáng của anh N.V.K (Cầu Giấy, Hà Nội) đều bắt đầu từ sớm tinh mơ với hàng chục đầu việc từ nhỏ đến lớn, tới khoảng 5 rưỡi anh mới quét dọn lại một lượt tại quán bún bò của mình để chuẩn bị mở cửa đón khách, không quên đặt chiếc điện thoại có cài sẵn ứng dụng để theo dõi đơn hàng online.
Quán bún bò nhỏ nằm trên con phố Khúc Thừa Dụ của anh và vợ mới hoạt động từ đầu năm nay nhưng cũng đã có khá nhiều khách quen. Những tưởng việc kinh doanh thuận buồm xuôi gió thì đại dịch Covid-19 ập đến khiến cho xã hội đình trệ và nền kinh tế cũng ít nhiều điêu đứng. Mọi người ngại ra đường, ngại ăn hàng quán, tránh tụ tập đông người, ngay cả những con phố ẩm thực trung tâm cũng trở nên vắng vẻ đáng kể. Cũng như mọi chủ quán khác, anh K. cũng đau đầu với bài toán làm sao để không gặp khách mà vẫn bán được hàng.
Làm sao không gặp khách mà vẫn bán được hàng?
Sự bùng nổ của dịch Covid-19 đã khiến cho số người mua sắm trực tuyến ở Việt Nam tăng lên mức kỷ lục chưa từng có từ trước đến nay, với trung bình 30 triệu lượt mua hàng trực tuyến ghi nhận mỗi ngày (1). Cả người kinh doanh và người tiêu dùng bắt đầu nhận ra lợi ích của việc sử dụng các trang thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng trực tuyến. Vốn là nhân viên dự án cho 1 công ty nước ngoài, nên anh K. cũng là người nhạy bén với “kinh doanh thời đại số”, vợ chồng anh K. cũng đã quyết định "lên sàn" kinh doanh trực tuyến để khắc phục toàn bộ khó khăn, đáp ứng được những yêu cầu mà thời đại mới đặt ra.
"Nghĩ đơn giản là khách ngại đi ăn ngoài thì mình mang tới tận nhà cho họ thôi, và vợ chồng mình đã quyết định chọn Now để hợp tác. Hiện tại thì quán đã phục hồi về lượng đơn, hơn 60% đơn hàng đến từ online. Xét về hiệu quả kinh doanh thì có phần còn tốt hơn trước dịch, bởi tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công và tiếp thị”. - Anh K. chủ quán cho biết.
(Ảnh minh họa)
Ngoài sự tiện lợi không thể phủ nhận, những nền tảng kinh doanh trực tuyến còn vượt trội trong việc nâng cao hình ảnh và tiếp cận khách hàng. Thay vì mất chi phí và công sức để chạy quảng cáo, mà không chắc đã mang lại hiệu quả, thì qua ứng dụng công nghệ, hình ảnh của quán sẽ được gợi ý hiển thị tới khách hàng có nhu cầu. Đây là sức hấp dẫn vô cùng lớn cho các cửa hàng nhỏ, vốn hạn chế về mặt kinh phí. Chỉ riêng với Now, một ứng dụng gọi đồ ăn phổ biến, nền tảng này đã có hơn 70 nghìn hộ kinh doanh ăn uống trên hơn 16 tỉnh thành và hàng chục triệu người dùng tham gia. Đội ngũ phát triển của ứng dụng cũng sẽ hỗ trợ người bán xây dựng hình ảnh, tối ưu hóa quy trình vận hành, cũng như đảm bảo phương thức thanh toán tiện dụng và an toàn.
Để hỗ trợ các quán ăn nhỏ qua giai đoạn khó khăn này, Now và Visa đang có chương trình hỗ trợ 20 e-voucher trị giá 20.000 đồng cho mỗi quán ăn đăng ký bán hàng mới trên NowFood.
"Kinh doanh trực tuyến có thể là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi rất vui khi Visa có thể hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc hợp tác với các đối tác thương mại điện tử phổ biến như: Shopee, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á và Đài Loan, và NowFood, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ giao thức ăn, hoạt động trên toàn quốc. Thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu kinh doanh và quảng cáo trực tuyến, cũng như giới thiệu các ưu đãi và khuyến mãi cho các doanh nghiệp mới đăng kí, Visa đang thúc đẩy lượng truy cập và giúp cho việc ứng dụng kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc," bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho biết.