Như một thói quen, hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 8 âm lịch (tết Trung thu) người dân lại nô nức mua những chiếc bánh nướng, bánh dẻo rồi sum họp gia đình bên tách trà, nhâm nhi những miếng bánh và ngắm trăng. Chẳng rõ tết Trung thu đã ra đời tự bao giờ, và nhữngchiếc bánh Trung thu này xuất hiện từ khi nào, chỉ biết rằng cho tới ngày nay thì nó đã trở thành một nét văn hóa , một cái lệ mà chẳng ai băn khoăn hay thắc mắc “vì sao lại có bánh Trung thu?”.
bánh trung thu đã có từ hàng ngàn năm trước.iframe src='//www.facebook.com/plugins/like.php?href=http://ringring.vn/su-that-bi-an-ve-chiec-banh-trung-thu-129551.html&width&layout=button_count&action=like&show_faces=false&share=true&height=21&appId=639845356031932' scrolling='no' frameborder='0' style='border:none; overflow:hidden; height:21px; margin-left:20px; position: absolute;' allowTransparency='true'/iframe/p">
Bánh Trung thu đã có từ hàng ngàn năm trước.
Theo sự tích người xưa kể lại, tục ăn bánh Trung thu xuất hiện từ cuối thời Nguyên ở Trung Quốc và được lưu truyền cho tới ngày nay. Vào thời đó, người Trung Nguyên vốn không chịu nổi ách thống trị của quân Mông Cổ và khắp nơi, đâu đâu cũng dấy lên một tinh thần chống nhà Nguyên. Để tập hợp lực lượng đấu tranh, Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một cách truyền tin rộng rãi và bảo đảm, đó là kêu gọi mọi người mua bánh Trung thu ăn vào tết Trung thu để tránh họa. Sau khi mọi người mua bánh về và cắt ra, nhìn thấy bên trong có giấu một mảnh giấy viết “đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa”, nhờ vậy người dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, và lật đổ được nhà Nguyên. Cũng từ đó, bánh Trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu mỗi dịp rằm tháng tám.
Bên cạnh đó, một số sự tích khác lại cho rằng, bánh Trung thu được người Trung Quốc gọi là bánh trăng (Nguyệt).
Bánh nguyệt có lịch sử lâu dài, sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái sư Văn Trọng gọi là bánh Thái sư. Bánh này có thể coi như là "thuỷ tổ" của bánh Trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt mè, hạt hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào.
Các loại bánh Trung thu ngày càng được "biến tấu" với nhiều mẫu mã đa dạng, lạ mắt.
Đến thời Đường trong dân gian có những người hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm Trung thu Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, và ngắm trăng rằm, Đường Minh Hoàng chê tên bánh hồ nghe không hay nên đặt tên là bánh nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau bánh Trung thu có tên là bánh nguyệt và được dùng cho tới tận bây giờ.
Đối với người việt Nam, tết Trung thu hàng năm là dịp đoàn tụ, sum họp các thành niên trong gia đình. Trong mâm cỗ cúng tết Trung thu cũng không thể thiếu những cái bánh nướng, bánh dẻo. Những ngày như tết Trung thu là dịp để các thành viên trong gia đình gắn đó và đoàn tụ với nhau. Cũng vì thế người Việt mình còn gọi tết Trung thu là "tết đoàn viên".