Ở Việt Nam, việc sở hữu và sử dụng một chiếc xe gắn máy côn tay đã trở nên quá đỗi bình thường. Thế nhưng, đối với cả những người đã có kinh nghiệm lâu năm về vận hành và bảo trì xe máy côn tay thì vẫn mắc phải những lỗi sai sót nhỏ.
Sau đây là những phương pháp giúp tránh một số ảnh hưởng về lâu dài đến độ bền của xe, cũng như yếu tố an toàn cho người sử dụng.
1. Căn chỉnh côn hợp lý:
Côn (clutch) hay còn gọi là am-ma-da tay là một bộ phận có chức năng đóng ngắt ly hợp một cách thủ công, bộ phận này thường nằm bên tay trái của tay lái. Với cơ chế hoạt động bóp vào để tách các lá côn trong bộ ly hợp của xe, đưa xe về trạng thái âm côn (Neutral) và thả ra để đóng các lá côn lại, góp phần truyền chuyển động cho các bánh xe giúp xe di chuyển.
Cấu tạo hệ thống li hợp của xe côn tay .Sau một thời gian sử dụng, xe của bạn có dấu hiệu ì, sang số cứng và phát ra tiếng động lớn, điều này rất có thể là xe của bạn chưa cắt hết côn khiến dây côn bị giãn. Cách xử lý với vấn đề này là căn chỉnh lại hệ thống ly hợp của xe.
Các nhà sản xuất đã thiết kế 2 vị trí căn chỉnh bộ phận côn của xe, ở vị trí ngay tay côn và vị trí ở lốc máy.
Vị trí tay côn có các núm vặn giúp căn hành trình bóp côn ngắn dài, đây cũng là một chi tiết quan trọng để bạn có thể cá nhân hóa chiếc xe, phù hợp với cách thức chạy của bạn.
Một lưu ý nhỏ nữa bạn nên chú ý đó chính là căn chỉnh tay côn sao cho có một khoảng rơ tầm 2 đến 3 li, điều này giúp cho các lá bố trong li hợp có thể chuyển động tự do, tránh mài mòn và cháy các lá bố.
Lá côn xe máy.Vị trí nằm ngay lốc nồi của xe, đây là vị trí dùng để căn chỉnh mức độ cắt côn sớm hay trễ phụ thuộc vào hành trình ngắn hay dài của tay côn.
Vị trí căn chỉnh độ cắt côn.Nhớ châm thêm dầu nhớt vào ống dây côn để giảm ma sát giữa dây và lòng ống dây, tránh tình trạng tưa và đứt dây trong quá trình sử dụng.
2. Bảo trì bộ phận nhông-sên-dĩa:
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Một chiếc xe di chuyển mượt mà, sang số nhẹ nhàng, êm ái hay không là tùy thuộc vào tình trạng của bộ phận nhông-sên-dĩa (NSD). Nếu bộ NSD của bạn sạch sẽ, luôn được kiểm tra định kì và được xịt các loại hóa chất chuyên dùng để tẩy rửa, giảm ma sát, giảm mài mòn, thì xin chúc mừng, bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền bảo dưỡng xe máy tay côn của bạn.
Nhông-sên-dĩa phải luôn luôn trong tình trạng sạch sẽ, đó là một trong những điểm khác biệt của người yêu xe.Tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất phá rỉ sét hoặc có tính ăn mòn cao để xịt sên, điều này sẽ khiến cốt của sên bị rỉ sét, gây đứt sên khi đang sử dụng. Đứt sên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vỡ lốc máy trong các yếu tố rủi ro khi sử dụng xe.
Rất nhiều người hay nhầm lẫn chức năng phá rỉ sét với bôi trơn của RP7.Nên tăng sên định kì, việc này sẽ đảm bảo cho xe của bạn luôn ở trạng thái sẵn sàng bứt tốc.
3. Bảo quản hệ thống giảm xóc:
Khi xe không được sử dụng trong một khoảng thời gian dài, bạn nên dựng chống đứng hoặc tìm cách cố định xe theo phương thẳng đứng, điều này tránh việc phuộc xe của bạn bị sụt lún qua một bên, do phốt cao su của phuộc bị xì do lão hóa hoặc xước ti phuộc.
Nhớt phuộc bị xì do phốt cao su bị lão hóa hoặc ti phuộc bị xước.Việc xì phốt cao su khó có thể tránh khỏi khi bạn sử dụng xe ở môi trường nhiều cát bụi, cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém như ở Việt Nam.
4. Chú ý kiểm tra động cơ:
Kiểm tra lọc gió (pô-air) định kì là một trong những cách giúp động cơ bền bỉ, hiệu suất động cơ luôn ở mức tốt.
Lọc gió bẩn, cần phải vệ sinh hoặc thay thế.Với cấu tạo đa số là giấy, sau một thời gian sử dụng, lọc gió hay bị ẩm ướt do hơi máy bốc lên, điều này phần nào cản trở việc lấy gió và thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ.
Bạn cần chú ý thay thế hoặc vệ sinh thật kĩ hoặc có thể sử dụng một số loại lọc gió có cấu tạo bằng sợi tổng hợp thay thế loại lọc "zin" bằng giấy của xe.
Luôn kiểm tra và thay nhớt định kì nhằm đảm bảo độ bền cho động cơ xe, đồng thời thay thế cả lọc nhớt nếu cần thiết.