Những ngày đầu tháng 7 năm 2017, Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam, với nhiều sự thay đổi ở các nhóm doanh nghiệp.
Theo danh sách đó, đứng đầu là Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) với giá trị thương hiệu tương đương 1,7 tỷ USD. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp vinamilk đứng đầu danh sách với mức tăng 12,7% (năm 2016, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp này là 1,52 tỷ USD), đồng có giá trị gần như gấp đôi đơn vị xếp thứ 2 là Viettel (849 triệu USD).
Top 40 với nhiều thay đổi về thứ tự và các gương mặt mới
Kul.vn chia ra làm hai nhóm để bạn đọc dễ theo dõi: Nhóm Top 10 (giá trị thương hiệu trên 100 triệu USD) và nhóm từ Top 11 - Top 40.
Ở Top 10, Vinamilk, Viettel, vingroup và Sabeco (Bia Sài Gòn) tiếp tục giữ phong độ với thứ hạng tương đương như năm 2016. Các vị trí tiếp theo chứng kiến những sự thay đổi thứ tự nhẹ, khi CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Mansan Consumers) vươn từ vị trí thứ 7 năm 2016 lên thứ 5 và vượt mặt FPT, hay Vietinbank phải lùi xuống vị trí thứ 8 khi đã giảm hơn 13 triệu USD giá trị so với năm 2016.
Đồng thời, Top 10 cũng "chào đón" sự xuất hiện của thương hiệu Ô tô Trường Hải. Hãng xe này đã vươn 5 bậc, từ vị trí thứ 14 năm 2016 lên thứ 9 năm 2017.
Với mức lãi kỷ lục hơn 8.000 tỷ trong năm 2016, Ô tô Trường Hải (THACO) đã trở thành doanh nghiệp có giá trị thương hiệu nằm trong top 10 Việt Nam năm 2017.Ở Top 11 - 40, Thế Giới Di Động vẫn giữ vị trí thứ 11, không đổi so với năm 2016 với giá trị thương hiệu tăng hơn 4 triệu USD. Các doanh nghiệp còn lại có những sự thay đổi vị trí nhất định. Năm nay cũng chứng kiến sự xuất hiện của một vài thương hiệu mới như Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời.
Top 11 - 40 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2017(Số liệu: Forbes Việt Nam)
Xếp cuối danh sách Top 40 lần này là Biti’s, Thiên Long và Lộc Trời với giá trị lần lượt 20 triệu USD; 15,3 triệu USD và 13,1 triệu USD.
sơn tùng và Hunter đã không thể giúp Biti's cải thiện vị trí của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Nhóm hàng tiêu dùng chiếm áp đảo giá trị
Trong lần công bố này, nhóm ngành hàng tiêu dùng tuy chỉ đứng thứ hai về số lượng (9 doanh nghiệp) nhưng áp đảo về tổng giá trị (gần 2,5 tỷ USD), gần bằng toàn bộ giá trị của các doanh nghiệp còn lại trong danh sách.
Đứng đầu về số lượng (11 doanh nghiệp) là nhóm tài chính - ngân hàng với tổng giá trị thương hiệu đạt mức 720 triệu USD. Nhóm ngành viễn thông ít nhất, chỉ có ba gương mặt là FPT, viettel và VNG.
Không phải doanh nghiệp lớn nào cũng có mặt
Đơn vị công bố xếp hạng cho biết, bảng này dựa trên những doanh nghiệp có số liệu tài chính minh bạch, không phải toàn bộ doanh nghiệp lớn tại Việt Nam nên có một số thương hiệu không xuất hiện trong danh sách.
Ngoài ra, Forbes Việt Nam cũng chia sẻ, đơn vị thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá của riêng mình, tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là doanh nghiệp đạt doanh thu lớn trong ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.
Một số sự thật thú vị
- Giá trị thương hiệu của Vinamilk lớn hơn tổng giá trị thương hiệu của 4 doanh nghiệp còn lại trong Top 5 (Viettel, Vingroup, Bia Sài Gòn, Masan Consumer). Năm 2016, tổng doanh thu của công ty đạt 46.965 (46 nghìn) tỷ đồng với lợi nhuận 11.238 (11 nghìn) tỷ.
- Lộc Trời không phải đơn vị nào xa lạ, mà là tên gọi mới của Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, đơn vị đang sở hữu đội đua xe đạp có nhiều thành tích cao ở các giải trong nước.
- Tổng giá trị của Top 40 ở trên đạt 5,4 tỷ USD, thấp hơn bất kỳ thương hiệu nào nằm trong "Top 100 Thương hiệu giá trị nhất thế giới" (cũng do Forbes thống kê). Đứng đầu danh sách đang là Apple với giá trị thương hiệu 170 tỷ USD.
- Theo một thống kê gần đây về "Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam", chỉ có Vinamilk và Viettel lọt vào Top 10, còn Masan và Vingroup lần lượt xếp thứ 23 và 37.