Từ lâu nay, chiếc áo dài vẫn luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng người Việt Nam. Thế nhưng, dưới sự thay đổi của thời trang trước xu hướng hội nhập, chiếc áo dài đang ngày càng không được nhiều người chọn mặc thường xuyên như trước nữa.
Ngày trước, áo dài được xem là một nét đặc trưng mà bất kì người phụ nữ Việt. Khác với hiện nay, áo dài của Sài Gòn xưa rất phổ biến, có thể được mặc đi dạo phố, đi mua sắm hay dự tiệc cùng bạn bè,...Phim điện ảnh "Cô Ba Sài Gòn" sẽ tái hiện lại câu chuyện ở những năm 60 của Sài Gòn, khi mà thời trang Việt lần đầu chạm ngõ với thời trang Tây Âu. Và nó sẽ được mô tả thành "cuộc chiến ngầm" giữa những người quan niệm truyền thống và người có quan niệm hiện đại.
Câu chuyện giữ nghề gia truyền 9 đời của một người có tình yêu đặc biệt với áo dài việt nam ... với nhu cầu đổi mới về phong cách thời trang của thế hệ trẻ, được dàn dựng rất nhân văn, không chỉ đúng với giai đoạn thập niên 60 mà còn đúng với cả hiện trạng của ngày nay.Mỗi phân cảnh đều gây mang dấu ấn hoài niệm khi dùng thước dây đo vải, kẻ phấn và dùng máy may có bàn đạp để hoàn thành một chiếc áo dài. Đúng chuẩn thủ công, tinh xảo! Có thể nói, nghề may áo dài chưa bao giờ được lột tả một cách chi tiết đến thế trên màn ảnh.
Những hình ảnh tuy lạ mà quen của các thợ may áo dài, lần đầu tiên trở nên nghệ thuật hơn bao giờ hết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Mà chỉ khi xem được từng công đoạn tỉ mỉ ấy thì mọi người mới thấu hiểu công việc này không hề đơn giản. Đây là một loại trang phục đòi hỏi sự vừa vặn khi mặc, vì thế người thợ may luôn tính toán rất kĩ lưỡng trong từng đường kim mũi chỉ. Và những chi tiết được điểm xuyến vô cùng bắt mắt, đã tạo nên một thiết kế mà người Việt có thể tự hào với tất cả bạn bè trên thế giới. Để hoàn thành một chiếc áo dài hoàn mỹ, không đơn thuần là công việc may vá mà còn cần một trái tim yêu nghề, cũng như thấu hiểu về chiếc áo dài Việt Nam.Như lời diễn viên ngô thanh vân phát lên trong đoạn đầu trailer "Chỉ đến khi đánh mất một điều gì đó, thì ta mới biết trân trọng nó" và nghề áo dài cũng thế.
Dù thời trang đã được công nghiệp hóa, cũng như ngày càng đổi mới. Nhưng những thế hệ sau vẫn có trách nhiệm lưu giữ và kế thừa các giá trị truyền thống, đặc trưng cho văn hóa Việt, mà cụ thể ở đây là người thợ may áo dài, vẫn cần lắm những trái tim luôn giữ lửa với nghề.
Ngô Thanh Vân đưa 'Cô Ba Sài Gòn' vào đề cử của LHP quốc tế Busan 2017