tây tạng huyền bí và hiểm trở luôn tạo cảm giác sợ sệt, nhưng cũng vì thế mà khiến ai nghe đến đều cảm thấy tò mò, muốn đặt chân đến dù chỉ một lần. Thời gian đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 3 rất lý tưởng để đi và chiêm ngưỡng vùng đất thiêng này.
Nhâm nhi trà thơm lừng
Thưởng thức trà bơ là việc đầu tiên khi bạn đặt chân đến Tây Tạng. Sau một chuyến bay dài, cơ thể phải đối mặt với tình trạng đuối sức và mất nước do sốc nhiệt đột ngột. Bạn nên bổ sung nước thường xuyên trước khi máy bay đáp xuống Tây Tạng để tránh tình trạng mất nước cơ thể, nếu không cơ thể bạn sẽ yếu dần và khó để thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nơi đây.
Một tách trà bơ thơm lừng và nóng hổi chính là cứu cánh cho bạn giữa khí trời lạnh lẽo. Trà bơ được dân bản xứ gọi là "po cha" hay còn được mệnh danh là "trà sinh tồn" của người Tây Tạng, bởi đây không chỉ là cách làm ấm mà còn giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Thành phần của trà bơ gồm trà đen Pu-erh, bơ từ sữa bò Yak và muối mỏ Himalaya (màu hồng, có khả năng chữa bệnh). Bạn có thể tìm thấy loại trà đặc biệt này ở bất kỳ đâu giữa Lhasa (trung tâm Tây Tạng) với giá một nhân dân tệ (2.000 đồng) hoặc có thể thưởng thức ở những trà quán ấm cúng như Ani Sangkhung Nunnery, Dzongyab Lukhang Park...
Trà bơ giúp tiêu hóa tốt, uống vào vừa đỡ khát vừa đỡ đói, lại có thể chống cảm và giảm bớt những phản ứng do không thích nghi với không khí loãng vùng cao nguyên. |
Nghe giao hưởng lhamo
Lhamo được biết đến là loại hình biểu diễn âm nhạc mang đậm nét đặc trưng của Tây Tạng huyền bí, với những bản giao hưởng độc đáo được tấu lên từ những chiếc kèn Dung-dka dài 4 mét. Hòa quyện vào đó là những nhạc khí hỗ trợ như trống nhỏ Damaru, chiêng Mkar-rgna, chuông tay Drilbu, não bạt Ting-ting (còn gọi là chum chọe). Các buổi biểu diễn không chỉ là hình thức tiêu khiển giải trí, mà còn là một nghi lễ thiêng liêng của người Tây Tạng. Nếu đến nơi đây vào những dịp lễ hội, bạn sẽ bị cuốn hút bởi những buổi trình diễn lhamo thuần chất, như lễ tế tại tu viện Drepung (30/6 âm lịch), lễ Shotun (tuần đầu tiên tháng 7 âm lịch) và lớn nhất vẫn là lễ Losar vào tuần đầu tiên của năm mới.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo
Chưa đặt chân vào cung điện Potala thì xem như bạn chưa hề đến Tây Tạng. Nơi đây được UNESCO bình chọn là di sản thế giới, là trung tâm hành chính, cũng là nơi trú đông của các Dalai Lamas. Tiếp đó là tu viện Dzongchen với kiến trúc Phật giáo thuần khiết, là một trong 6 tu viện lớn của Tây Tạng. Những cái tên khác cũng quan trọng không kém, gồm tu viện Tashilunpo, tu viện Samye, cung điện mùa hè Norbulingka, chùa Jokhang… Riêng thiền viện Drepung và Sera cuốn hút phượt thủ bởi phối cảnh đặc biệt, nhưng thú vị nhất vẫn là không khí sôi nổi tại khu vườn của tu viện. Nếu may mắn, bạn sẽ được chứng kiến các tu sĩ đang tranh luận sôi nổi, mà hành động dậm chân và vỗ tay thật mạnh chính là cách để bảo vệ quan điểm riêng.
Khám phá thiên nhiên hùng vĩ
Thiên nhiên nơi đây luôn níu chân bạn với rất nhiều cảnh đẹp. Nếu điểm đến của bạn là thành phố Shigatse lớn thứ hai Tây Tạng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn bởi cảnh quan hùng vĩ của đèo Gangbala, hoặc không khỏi ngạc nhiên khi đi ngang hồ Yanmdrok. Giữa xứ sở núi tuyết, bạn vẫn có thể cảm nhận được không khí ấm nóng khi đặt chân đến Yangbajain, suối nước nóng cao nhất thế giới với độ cao 4.267m. Ngoài ra, nơi đây còn có hồ Nam-tso nằm trên đỉnh núi tuyết Nyainqentanglha, được mệnh danh là "Hồ thiên đường", là hồ nước mặn nằm ở độ cao nhất thế giới (4.720m so với mực nước biển).
Leo núi Everest
Phượt thủ cần chú ý bổ sung nước cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe. |
Đỉnh Everest có độ cao 8.848m luôn là niềm khát khao của những con tim mê khám phá. Tuy nhiên, chinh phục "nóc nhà thế giới" là một hành trình đầy gian nan bởi địa hình hiểm trở và không khí loãng. Hiện tại, số lượng người leo núi Việt Nam đến được Everest chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu muốn trở thành người tiếp theo đặt chân trên đỉnh Everest, bạn cần một kế hoạch tập luyện gắt gao từ nhiều tháng trước để rèn luyện sức bền.
Hai vấn đề quan trọng mà các phượt thủ luôn mắc phải khi đến Everest là thiếu nước và oxy. Vì thế, đa số các tay leo núi đều phải chuẩn bị sẵn bình oxy để phòng trường hợp não thiếu máu, gây choáng váng và ngất xỉu. Tương tự, nước cũng cần được cung cấp thường xuyên để bảo đảm cơ thể luôn được cân bằng. Việc leo núi mất rất nhiều nước, mà bạn không thể thấy do mồ hôi nhanh chóng bốc hơi giữa không khí băng giá.
Không khí lạnh, kèm địa hình hiểm trở ở những nơi như Tây Tạng sẽ khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng, nên việc chuẩn bị sẵn nước uống bổ sung ion pocari sweat chính là cách giúp bù nước nhanh chóng để chuyến khám phá của bạn luôn trọn vẹn. Thức uống bổ sung ion được xem là một trong những cách giúp bạn "chữa cháy" khi không thể dừng hành trình để nhóm lửa đun nước. Tuy nhiên, bạn cần chọn sản phẩm có thành phần tương tự nước trong cơ thể, cùng với hàm lượng carbonhydrate phù hợp giúp cơ thể bù nước và các ion Na+, Cl-, K+, Mg2+ bị mất đi một cách nhanh chóng.
Với thành phần tương tự lượng nước mất từ cơ thể và hàm lượng ion, chất điện giải phù hợp, nước uống bổ sung ion Pocari Sweat bù lại lượng nước, ion và các chất điện giải mất đi. Xem thêm tại đây. |
Thư Kỳ