Quả thực, tới Hội An đã không ít lần nhưng tôi không hề bị nhàm chán. Trái lại, mỗi lần đến đây, tôi lại tìm được cho riêng mình những trải nghiệm hoàn toàn mới. Và cũng bởi thế, những cảm nhận và tình yêu với mảnh đất này cứ tích tụ dần lên trong tôi, giống như từng hạt phù sa cứ nối tiếp nhau lắng đọng.
Lãnh thổ đầy quyến rũ Hội An thuộc vùng đất Quảng Nam “địa linh nhân kiệt”, nằm cách thành phố Đà Nẵng chừng 30km về phía đông nam. Nơi đây, từ thế kỷ 16 đến 19 từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hải trình thương mại đông – tây, và là một thương cảng hưng thịnh trong nhiều thập kỷ dưới triều đại các chúa Nguyễn bởi sự giao thương mua bán hàng hoá của thương thuyền tới từ các nước: Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan,.. Dẫu đã trải qua biết bao biến động của lịch sử và thử thách của thời gian nhưng dường như phố Hội này không hề bị già cỗi và tàn phá. Ngược lại, những đường lối kiến trúc cùng nếp sống đô thị cổ xưa vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn và giờ đây đã và đang song hành cùng cuộc sống hiện tại.
Lần đầu tiên tôi đến Hội An cách đây đã hơn bốn năm nhưng những dư vị của thuở ban đầu được đặt chân xuống chốn này thì vẫn còn vẹn nguyên. Đó là cảm giác ngỡ ngàng đến khó tả trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chảy của nhịp sống đương đại. Một Hội An cổ thị, nhỏ nhắn, trầm mặc và yên ả, ngay lúc đó đã làm tôi phải mê đắm.
Khác với hình dung ban đầu của tôi và nhiều người khi chưa tới Hội An, đô thị này lại là một nơi không có những toà lầu xa hoa, không có tiếng xe cộ gầm rú, không có những biển hiệu đèn điện chói lóa, không nhạc nhẽo ầm ĩ, cũng chẳng có sự gấp gáp, xô bồ. Cái không gian sâu lắng, đằm thắm của đất trời và con người chốn này khiến tôi bị hớp hồn và cảm thấy thư thái, bình yên đến lạ kì…
Tôi thích đến Hội An vào buổi chiều, khoảng thời gian mà tôi thấy mình như được lạc bước vào quá khứ hàng trăm năm về trước của chính nơi này. Dấu vết quá khứ mơ hồ cứ hiện lên qua từng mái ngói rêu phong, từng vết nhăn nơi cửa gỗ, từng vết loang của tường gạch, từng con phố thâm trầm, từng ánh mắt xa xăm,… Hội An khi đó đẹp, mơ và lắng sâu, cứ thế lôi cuốn tôi vào trong lòng của nó.
Sau một hồi lãng du vòng quanh phố cổ thì cũng là lúc nơi đây bắt đầu lên đèn. Từng mái nhà, từng cửa hiệu, từng con phố trở nên lung linh và huyền ảo hơn khi màn đêm buông toả.
Đêm Hội An tĩnh lặng đến lạ thường. Nó đem đến cho người ta những dư vị êm ái, nhẹ nhàng như một cô thiếu nữ đương thì, duyên dáng có thể làm ngất ngây bất cứ chàng trai nào.
Làm sao mà không “say” khi dưới ánh trăng kỳ ảo, ta thả bộ giữa khu phố cổ bình yên, ngắm nhìn hàng vạn những chiếc đèn lồng lung linh màu sắc được thắp hai bên đường và trong những ngôi nhà cổ.
Cùng với đó, là vô vàn hoa đăng bông sen đủ sắc màu do những bé gái mặc chiếc áo dài đặc trưng xứ Quảng, lễ độ chào mời khách mua rồi thả xuống dòng sông Hoài, cầu cho an bình và hạnh phúc.
Nếu như đèn lồng được ví như “đặc sản” của Hội An thì những chiếc đèn hoa đăng lại là “món gia vị” không thể thiếu trong “bữa tiệc” ánh sáng huyền diệu của đêm phố Hội. Sự kết hợp lý tưởng này đã để một Hội An xa xưa giữa đời sống hiện đại mà vẫn thân thương, đằm thắm đến khó cưỡng.
Đặc biệt, nét quyến rũ mê hoặc bất cứ ai của Hội An, chính là vào những đêm rằm hàng tháng. Trên tầng cao, ánh trăng diệu vợi tại mỗi con hẻm, mỗi nóc nhà, mỗi mái chùa đã nhuộm màu gió sương. Nơi đường phố thì hút mắt ta bởi những lồng đèn đủ màu sắc, hình khối, chất liệu, kích cỡ và kiểu dáng. Và dưới sóng nước lại dập dềnh hàng ngàn đóa hoa đăng lấp lánh. Hoà quyện với khung cảnh lãng mạn đó, giọng ca bài chòi, tiếng hò khoan dặt dìu vang vọng lên từ những chiếc ghe dưới bến sông, bên hiên nhà hay nơi đầu phố... dẫn dắt mỗi người khám phá sự bí ẩn của mảnh đất mang vẻ đẹp đặc sắc này.
Vào những ngày cuối tuần ta sẽ không nghe được bất cứ tiếng động nào của xe cộ, chỉ có bước chân của du khách mê mải chiêm ngưỡng và ngạc nhiên trước nét đẹp cổ kính, thi vị của phố Hội về đêm.
Một khi đến với Hội An, chắc chắn bạn sẽ thích thú khi được thưởng thức rất nhiều món ăn đậm đà của người xứ Quảng. Những Cao lầu, bánh Vạc, bánh Bèo… đều có dư vị đặc trưng riêng để cảm mến cả những thực khách khó tính nhất. Ở Hội An có rất nhiều hàng quán nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình nơi phù hợp với nhu cầu và hầu bao. Đối với tôi, thú nhất là ngồi bên mái hiên của một căn nhà cổ xưa, nhâm nhi ly cà phê nóng và thả lòng mình hoà vào hồn phố cổ. Đó chính là một khoảng thời gian tĩnh lặng để hưởng trọn sự thư thái và cũng là để khám phá ra chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mình.
Một khi đến với Hội An, chắc chắn bạn sẽ thích thú khi được thưởng thức rất nhiều món ăn đậm đà của người xứ Quảng. Những Cao lầu, bánh Vạc, bánh Bèo… đều có dư vị đặc trưng riêng để cảm mến cả những thực khách khó tính nhất. Ở Hội An có rất nhiều hàng quán nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình nơi phù hợp với nhu cầu và hầu bao. Đối với tôi, thú nhất là ngồi bên mái hiên của một căn nhà cổ xưa, nhâm nhi ly cà phê nóng và thả lòng mình hoà vào hồn phố cổ. Đó chính là một khoảng thời gian tĩnh lặng để hưởng trọn sự thư thái và cũng là để khám phá ra chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mình.
Vào mỗi buổi ban mai, ta còn dễ dàng bắt gặp những nét đáng yêu rất riêng của phố cổ. Ánh nắng tinh khôi giăng vàng những lớp bè lưới của ngư dân trên dòng sông Hoài thơ mộng. Những mái nhà xưa cũ đổ bóng xô nghiêng dọc hai bên bờ sông; những con hẻm nhỏ xinh nhưng sâu hun hút và lấm tấm rêu xanh; những chiếc đèn lồng đong đưa trước gió trên các căn gác gỗ. Hay là những lớp vải lụa cao sang được bày bán trên mỗi con phố. Là những tà áo Dài nền nã thấp thoáng trong mỗi cửa tiệm hay các khách sạn. Là những giàn hoa khoe sắc duyên dáng trên mỗi mái hiên… Tất cả tạo nên một bức tranh tổng thể góp phần điểm tô cho phố Hội và làm lưu luyến bước chân những ai đã từng một lần viếng thăm nơi này.
Về trong lòng phố Hội
Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, Phố cổ Hội An đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt của những giá trị cổ xưa cùng với năm tháng. Cho đến nay, phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích, kiến trúc bao gồm nhiều loại hình như nhà ở, hội quán, chợ, bến cảng, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc… kết hợp với các con đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ – một mô hình phổ biến tại các đô thị thương nghiệp phương Đông vào thời Trung đại.
Những ngôi nhà cổ ở đây có kiểu nhà hình ống dài, thông suốt cả hai mặt phố, mặt ngoài dành cho buôn bán còn bên trong là khu để ở. Thật lạ kỳ là khi bước vào mỗi ngôi nhà ở nơi đây, tôi luôn cảm thấy vừa ấm cúng vừa rất thân tình. Tất cả những thiết bị nội thất như sập gụ, hoành phi câu đối đều được chạm trổ, trang trí rất tinh tế, ánh lên bề dày của năm tháng và sự trân trọng của người sở hữu.
Nổi lên ở giữa đô thị cổ này là những chùa Cầu, Hội quán Triều Châu, chùa Ông, Nhà cổ Quân Thắng, Nhà thờ Trần tộc, Nhà cổ Tấn Ký… với những mảng điêu khắc, chạm lộng tinh xảo và những món đồ cổ quý hiếm của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Âu. Quy tụ được rất nhiều giá trị văn hóa, nhưng các yếu tố ngoại lai lại không lấn át các yếu tố bản địa mà có sự hoà quyện để tạo nên dáng vẻ riêng biệt, độc đáo cho đô thị cổ này. Bởi đã tới Hội An nhiều lần nên những địa điểm nói trên với tôi đã trở nên thân thuộc. Còn với những ai đến nơi đây lần đầu, thì nhất thiết đừng nên bỏ qua những điểm thăm quan đặc sắc này.
Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, Phố cổ Hội An đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt của những giá trị cổ xưa cùng với năm tháng. Cho đến nay, phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích, kiến trúc bao gồm nhiều loại hình như nhà ở, hội quán, chợ, bến cảng, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc… kết hợp với các con đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ – một mô hình phổ biến tại các đô thị thương nghiệp phương Đông vào thời Trung đại.
Những ngôi nhà cổ ở đây có kiểu nhà hình ống dài, thông suốt cả hai mặt phố, mặt ngoài dành cho buôn bán còn bên trong là khu để ở. Thật lạ kỳ là khi bước vào mỗi ngôi nhà ở nơi đây, tôi luôn cảm thấy vừa ấm cúng vừa rất thân tình. Tất cả những thiết bị nội thất như sập gụ, hoành phi câu đối đều được chạm trổ, trang trí rất tinh tế, ánh lên bề dày của năm tháng và sự trân trọng của người sở hữu.
Nổi lên ở giữa đô thị cổ này là những chùa Cầu, Hội quán Triều Châu, chùa Ông, Nhà cổ Quân Thắng, Nhà thờ Trần tộc, Nhà cổ Tấn Ký… với những mảng điêu khắc, chạm lộng tinh xảo và những món đồ cổ quý hiếm của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Âu. Quy tụ được rất nhiều giá trị văn hóa, nhưng các yếu tố ngoại lai lại không lấn át các yếu tố bản địa mà có sự hoà quyện để tạo nên dáng vẻ riêng biệt, độc đáo cho đô thị cổ này. Bởi đã tới Hội An nhiều lần nên những địa điểm nói trên với tôi đã trở nên thân thuộc. Còn với những ai đến nơi đây lần đầu, thì nhất thiết đừng nên bỏ qua những điểm thăm quan đặc sắc này.
Trên những con phố nhỏ hẹp của Hội An, những cửa hàng may mặc và bán đồ lưu niệm với muôn vàn kiểu bày trí khác nhau cũng là điều vô cùng hấp dẫn khách du lịch khi tới với thành phố này. Những sản phẩm lưu niệm nhỏ nhắn nhưng mang đặc trưng riêng của đất Quảng. Các cửa hàng may mặc đều có giá cả hợp lý, nhanh chóng và chất lượng tốt. Bởi thế mà, khách du lịch đến đây nếu muốn may đồ chỉ cần lựa chọn vải và kiểu dáng, rồi chừng 1-2 tiếng sau khi thăm quan phố cổ là có thể tới nhận sản phẩm đã đặt hàng của mình.
Đúng là, có đến Hội An thì mới thấy thành phố này cũng thật lạ! Dòng người cứ nườm nượp tới lui, qua lại mà chẳng hề xô bồ, ồn ã. Mọi tiếng ồn như được thanh lọc cho yên ả, mọi sự to tát như được điều chỉnh để vừa vặn với vùng đất này. Là thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới nhưng Hội An không hề có hiện tượng chặt chém du khách. Các quán ăn, xạp hàng đều có giá cả phải chăng, thái độ phục vụ tận tình, không có hiện tượng chèo kéo mua hàng.
Còn nữa, điều hấp dẫn du khách cũng lại đến từ những cái giản dị nhất của Hội An. Đó là nụ cười thân thiện và vẻ chân chất của người bán hàng rong, là tiếng nói trong trẻo như gió thoảng của những em bé bán đèn hoa đăng, là sự tận tình chỉ đường của các bác xích lô, là cung cách phục vụ chu đáo của những nhân viên trong các hàng quán, là thái độ tự giác chấp hành luật lệ, ý thức trân trọng các giá trị văn hoá cổ xưa… Lòng mến khách của người Hội An tạo một ấn tượng khó quên để du khách vấn vương và hẹn dịp trở lại.
Đúng là, có đến Hội An thì mới thấy thành phố này cũng thật lạ! Dòng người cứ nườm nượp tới lui, qua lại mà chẳng hề xô bồ, ồn ã. Mọi tiếng ồn như được thanh lọc cho yên ả, mọi sự to tát như được điều chỉnh để vừa vặn với vùng đất này. Là thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới nhưng Hội An không hề có hiện tượng chặt chém du khách. Các quán ăn, xạp hàng đều có giá cả phải chăng, thái độ phục vụ tận tình, không có hiện tượng chèo kéo mua hàng.
Còn nữa, điều hấp dẫn du khách cũng lại đến từ những cái giản dị nhất của Hội An. Đó là nụ cười thân thiện và vẻ chân chất của người bán hàng rong, là tiếng nói trong trẻo như gió thoảng của những em bé bán đèn hoa đăng, là sự tận tình chỉ đường của các bác xích lô, là cung cách phục vụ chu đáo của những nhân viên trong các hàng quán, là thái độ tự giác chấp hành luật lệ, ý thức trân trọng các giá trị văn hoá cổ xưa… Lòng mến khách của người Hội An tạo một ấn tượng khó quên để du khách vấn vương và hẹn dịp trở lại.
Có thể nói, bao cám dỗ, bao đổi thay thời kinh tế thị trường đã không làm mai một bản sắc của người dân phố cổ. Hàng trăm năm qua, từ thế hệ này sang thế hệ khác, người dân nơi đây gắn bó với phố Hội, duy trì những nét đẹp xưa làm cho phố thêm nét cổ, làm cho cái cổ trở nên sống động và hấp dẫn. Và cũng chính những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời của họ đã trở thành một mảng màu không thể thiếu tạo nên sự độc đáo riêng có của Hội An trong lòng du khách.
Không quá phồn hoa và phóng khoáng như Sài Thành, không chật chội và hối hả như Hà Nội, cũng không trang nghiêm như Cố đô Huế, nét cổ truyền của mảnh đất Hội An mang một vẻ thuần khiết, cuốn hút những tâm hồn ưa chuộng sự hoài cổ và bình dị. Chính vẻ đẹp trầm lắng, mộc mạc tích tụ suốt bao năm qua của mình nên Hội An đã khiến cho hàng triệu du khách trong và ngoài nước phải mê mệt.
Hãy một lần về trong lòng phố cổ, một lần thụ hưởng và cảm nhận những giá trị kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật cùng tấm thịnh tình của đất và người nơi đây. Và như vậy, bạn mới có thể lý giải được vì sao đô thị nhỏ bé này khiến người ta phải say lòng. Còn với tôi, giờ đây về với Hội An thì cũng như một cuộc trở về tìm lại chính mình và dù có đi đến nhiều thì cũng chưa thể hiểu hết được về cái chốn ấy…
Hãy một lần về trong lòng phố cổ, một lần thụ hưởng và cảm nhận những giá trị kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật cùng tấm thịnh tình của đất và người nơi đây. Và như vậy, bạn mới có thể lý giải được vì sao đô thị nhỏ bé này khiến người ta phải say lòng. Còn với tôi, giờ đây về với Hội An thì cũng như một cuộc trở về tìm lại chính mình và dù có đi đến nhiều thì cũng chưa thể hiểu hết được về cái chốn ấy…
Theo Trường Xuân - Khamphahue
Có thể bạn quan tâm: