Nghệ thuật thuần dưỡng, huấn luyên đại bàng vàng đã được bộ tộc người Kazahh sống ở phía Tây Mông Cổ, sâu trong lòng dãy núi Altai lưu truyền từ đời này qua đời khác. Ở đây, người ta luôn truyền nhau câu nói: “Một người đàn ông nhất thiết phải có ba thứ: một con ngựa nhanh, một con chó trung thành và một chú đại bàng”.
Nếu một lần được đến thảo nguyên xanh bao la và may mắn, bạn sẽ được xem người Mông Cổ huấn luyện đại bàng |
Truyền thống đi săn với đại bàng được những người Kazakh tiếp nhận vào khoảng những năm 940 sau công nguyên. Nơi họ sống được bao quanh bởi dãy núi Altai - một trong những nơi xa xôi nhất hành tinh, vì vậy bộ tộc này vẫn giữ được rất nhiều hoạt động cổ truyền vô cùng đáng quý và đi săn cùng đại bàng vàng là một trong số đó.
Khi bước vào độ tuổi 14 – 15, các bé trai thuộc tộc người Kazakh sẽ bắt đầu học cách huấn luyện chim đại bàng đi săn. Truyền thống đi săn bằng chim đại bàng cũng như nghệ thuật huấn luyện loài chim dũng mãnh này của đã được người Kazakh lưu truyền qua nhiều thế hệ mà chưa từng bị mai một.Việc thuần hóa đại bàng là một quá trình cực kỳ vất vả, đòi hỏi con người phải kiên trì, nhẫn nại, khéo léo mới có thể thành công.
Ban đầu, họ sẽ đợi đại bàng mẹ đi săn mồi và đến tận tổ để bắt những đại bàng con, thường là con mái, những con không ló đầu mà chỉ ẩn trong tổ thường được lựa chọn để bắt về bởi đây chính là những con thông minh, dũng mãnh và ngoan cường nhất trong tương lai. Đặc biệt, người Kazakh thường chỉ bắt chim đại bàng mái còn nhỏ về để huấn luyện vì chúng mạnh mẽ, hiếu chiến và nhanh nhạy hơn chim trống.
Việc đầu tiên trong quá trình huấn luyện đại bàng là người ta lấy một miếng da để bịt mắt của đại bàng lại sau đó cho chúng đứng trên một gỗ hoặc một chắc cây không chắc chắn, thật đung đưa để chúng tập cách đứng vững. Người Kazakh sẽ bỏ đói đại bàng, không cho ăn thịt, không cho uống nước và đợi đến khi chúng kiệt sức, ngã khỏi cành cây. Sau đó người ta sẽ hồi sức bằng cách dùng nước lạnh để bắt chúng tỉnh dậy và cho uống một chút nước, không hề cho ăn thịt.
Việc bịt mắt đại bàng sẽ khiến chúng phụ thuộc và quy phục chủ nhân của mình hơn. Sau khi đã được thuần hoá, người ta mới dần dần cho chúng ăn thịt trở lại, lượng thịt cũng phải tính toán kỹ lượng và không để chúng được ăn uống thoả thích.
Lúc tập bay cho chú chim, người huấn luyện sẽ thưởng cho nó một miếng thịt thỏ mỗi lần bay đi và quay về đúng chỗ. Mỗi ngày, chú chim đại bàng được tập bay ở khoảng cách càng xa hơn. Người ta thường đặt miếng thịt ở bên trên cầu vai và huấn luyện nghiêm ngặt để đại bàng có thể tự quen mùi và tới ăn.
Người Kazakh thường cho đại bàng ăn thịt còn dính máu của các loài vật khác nhau để chũng có thể phân biệt được mùi vị. Trong khi đưa đàn gia súc đi ăn, người ta không quên mang con chim đại bàng theo để nó làm quen với gia súc và cũng để nó biết rằng không được phép săn bắt các loài vật nuôi như dê hay cừu.
Đại bàng sau khi đã được thuần hóa sẽ trở thành một thành viên quan trọng của gia đình, hình thành một sợi dây liên kết rất mạnh mẽ với chủ nhân và gia đình của chủ nhân.
Mặc dù, trong tự nhiên, tuổi thọ của đại bàng có thể lên tới 50 năm, nhưng người Kazakh chỉ sử dụng chúng trong vòng từ 10 đến 13 năm sau đó thả chúng về lại tự nhiên. Họ sẽ cột 1 sợi dây vào cổ con chim đại bàng như một hình thức khen thưởng khả năng săn bắt giỏi của nó. Những thợ săn tìm bắt đại bàng con có thể quan sát cổ chim mẹ có buộc dây hay không để đoán biết khả năng của chim con.
Người Kazakh rất coi trọng việc đối xử với đại bàng, họ đối xử với chúng rất nhẹ nhàng, cẩn thận, bởi ở nơi này, chúng là “chiến binh” quan trọng giúp họ có thức ăn và áo ấm làm từ lông thú để mặc, hơn nữa còn là một người bạn vô cùng trung thành.
Theo Depplus
Có thể bạn quan tâm: