Thái độ không thân thiện này đã có từ khá lâu khi ngày càng nhiều du khách muốn trải nghiệm kỳ nghỉ ở thị trấn Kailua như một người dân địa phương hơn là khách du lịch đơn thuần.
Cùng theo đó, dịch vụ homestay nở rộ, cả có phép lẫn không phép. Sở Du lịch Hawaii ước tính thị trấn Kailua có khoảng 500 nhà làm dịch vụ homestay, tuy nhiên số có phép chỉ vài chục nhà. Dù những người ủng hộ phát triển dịch vụ homestay cho rằng việc này sẽ giúp tạo việc làm và phát triển kinh tế địa phương nhưng cũng có rất nhiều ý kiến lo ngại hệ lụy của nó như làm giá cả sinh hoạt tăng cao, cuộc sống dân địa phương bị xáo trộn khi lúc nào cũng có hàng đoàn người lạ đến và đi.
Khách du lịch ở bãi biển Lanikai, thị trấn Kailua, Hawaii. Ảnh: AP
Phát triển du lịch homestay không kiểm soát không chỉ mang lại phiền toái cho người dân mà còn gây nguy hiểm cho du khách, môi trường thiên nhiên ở các địa phương cũng bị ảnh hưởng.
Chẳng hạn tại Ấn Độ, ngành lâm nghiệp thị xã Sakleshpur thuộc TP Hassan, bang Karnataka đang rất lo lắng tình trạng du lịch homestay phát triển vô tội vạ sẽ ảnh hưởng không tốt đến du khách và tác động xấu đến các khu rừng quanh thị xã.
Theo báo The Hindu (Ấn Độ), sau khi chính quyền bang Karnataka duyệt kế hoạch thực hiện dịch vụ du lịch homestay năm năm 2009-2014, chính quyền thị xã Sakleshpur chỉ cấp phép cho năm gia đình làm dịch vụ này. Tuy nhiên, thực tế số gia đình làm không phép nhiều gấp năm lần.
Dịch vụ homestay ở Ấn Độ được chia làm ba mức vàng, bạc và đồng dựa vào các tiện nghi, dịch vụ cung cấp cho du khách. Tất cả gia đình làm dịch vụ homestay ở Sakleshpur đều thuộc mức bạc, với mức thu du khách từ 2.000 đến 3.000 rupee (gần 700.000 đến hơn 1 triệu đồng VN)/ngày. Tuy nhiên, những nơi làm homestay không phép thường thu phí của du khách rất cao và lén lút cung cấp các dịch vụ như trekking (đi bộ) không phép vào các khu rừng, trong khi dịch vụ trekking các gia đình làm homestay được cấp phép chỉ giới hạn trong các trang trại trồng cà phê.
Dịch vụ trekking không phép thường không đảm bảo đủ điều kiện an toàn cho du khách, hướng dẫn viên thường là thanh niên tại địa phương. Đã có nhiều trường hợp du khách chết vì tai nạn khi đang trekking trong rừng.
Theo Thiên Ân (Pháp luật TPHCM)
Có thể bạn quan tâm: