Áp suất hơi ảnh hưởng dến vỏ xe máy như thế nào?
Tầm quan trọng của áp suất hơi đối với vỏ xe máy:
Thường xuyên kiểm tra áp suất vỏ xe máy là điều rất quan trọng đối với những người dùng loại vỏ này. Nếu bổng dưng bạn thấy lốp không săm của mình có một trong những dấu hiệu dưới đây thì hãy lập tức kiểm tra lại áp suất của lốp:
- Xe bị ì ạch, đề pa nặng nề và tiếng máy kêu lớn hơn
- Xe đột nhiên bị tốn xăng khá rõ rệt
- Nếu để lâu không khắc phục, tình trạng cháy chuông nồi sau, hư hỏng bố 3 càng hoàn toàn có thể xảy ra.
- Nếu để quá lâu thì xúc páp xe cũng có thể bị giã, gây ra tiếng máy lạch xạch khá khó khắc phục.
Thông thường thì các hãng xe khuyên bơm áp suất vỏ không ruột bánh sau 2 kg và bánh trước 1,75 kg nhưng với điều kiện đường Việt Nam thường xuyên phải thắng và đề pa, bạn có thể bơm vỏ sau 2,3 kg đến 2,5 kg để chiếc xe đề pa tốt hơn và cảm giác chạy xe tốt hơn khá nhiều.
Áp suất vỏ xe máy không đúng chuẩn sẽ ảnh hưởng thế nào?
Áp suất vỏ căng quá mức tiêu chuẩn:
- Làm bề mặt tiếp xúc của vỏ xe máy giảm đi có thể dẫn đến trượt bánh khi phanh hoặc trong trời mưa gió đường ướt
- Khả năng giảm sóc giảm đi làm giảm sự thoải mái của người ngồi trên xe và gây hư hỏng các bộ phận trên xe
- Khả năng điểu khiển phương tiện kém khi đi qua ổ gà hoặc làm cho cổ xe quá lỏng lẻo khó giữ yên cổ xe khi đang chạy
- Làm giảm tuổi thọ lốp không săm vì bề mặt tiếp xúc của lốp giảm đi làm phần giữa bề mặt lốp phải chịu lực nhiều hơn bình thường
- Lãng phí nhiên liệu do trượt bánh ở dải tốc độ lớn ( bánh quay được 10 vòng nhưng tiếp xúc với mặt đất được có 9 lần)
- Bề mặt tiếp xúc của vỏ không ruột tăng làm tăng ma sát gây tiêu hao nhiên liệu
- Cần lực nhiều hơn để đát xe đi ( tiêu hao sức lực)
- Mỏi tay hơn khi điểu khiển vì cổ xe trở nên cứng hơn bình thường
- Dễ cán đinh
- Vì diện tích tiếp xúc tăng nên làm tăng nhiệt độ làm giảm tuổi thọ lốp không săm và có thể gây nổ bất thường
- Vì bề mặt tiếp xúc tăng nên làm cho nhiệt độ vỏ xe tăng dễ dẫn đến nổ bánh rất nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm: