* Cấu tạo và sơ đồ truyền lực của hộp số tự động xe tay ga.
- Cấu tạo:
+ Đai truyền bằng kim loại hay cao su có độ bền cao.
+ Một hệ puli sơ cấp gắn với trục quay động cơ.
+ Một hệ puli thứ cấp dẫn đến bánh xe.
Hai puli có thể thay đổi đường kính là bộ phận quan trọng nhất trong hộp số vô cấp. Mỗi puli được tạo thành từ hai khối hình nón có góc nghiêng 20 độ và đặt đối diện với nhau. Một dây đai chạy trong rãnh giữa hai khối hình nón này. Dây đai hình chữ V được làm từ cao su vì có ma sát cao, hạn chế trượt.
* Nguyên lý hoạt động:
- Khi động cơ bắt đầu quay ở tốc độ chậm (garanty), vì tốc độ thấp nên lực ly tâm của cụm ma sát nhỏ, chưa thắng được lực của lò xo nên các má ma sát không tiếp xúc được với vỏ nồi ly hợp, lực chưa truyền tới bánh sau nên xe không chuyển động.
- Khi tốc độ động cơ tăng lên khoảng 2.700 đến 3.000 vòng/phút, lúc này lực ly tâm của các má ma sát đủ lớn nên thắng lực lò xo, các má ma sát văng ra tiếp xúc vào vỏ nồi ly hợp. Lực kéo bắt đầu được truyền tới bánh sau.
Lúc này, dây đai V đang nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của puli thứ cấp. Tỷ số truyền của bộ truyền lúc này lớn nhất, tương tự như số 1 trên xe số, nên lực truyền tới bánh sau mạnh nhất, vận tốc thấp.
- Khi tăng ga, lực li tâm lớn làm các con lăn trên puli sơ cấp văng ra xa hơn, ép má di động của puli sơ cấp hẹp lại, dây curoa bị đẩy ra xa tâm hơn, vì vậy bán kính puli sơ cấp tăng lên. Vì độ dài dây curoa không đổi nên má di động của puli thứ cấp văng ra, bán kính puli thứ cấp nhỏ dần. Lúc này tỷ số truyền sẽ giảm dần và làm tăng tốc độ(vận tốc) của xe.
=> Cùng xem video động cơ, hộp số xe tay ga hoạt động như thế nào nhé!
Nguồn: Hộp số xe tay ga hoạt động ra sao?
Có thể bạn quan tâm: