Billet là gì mà sao chúng lại mắc vậy?
Tản mạn về Billet
Ngoài nhôm Billet ra thì chúng ta sẽ còn có thêm những vật liệu khác như: Titanium Billet, Magienium Billet,... Với hình dạng vật liệu nguyên khối thì chắc chắn giá thành của chúng sẽ đắt đỏ hơn hẳn so với dạng hợp kim.
Để ra đời một sản phẩm Billet hoàn chỉnh thì cần đặt vào máy CNC để tạo ra hình dạng của nó. Khối kim loại của chúng ta khi trải qua giai đoạn này sẽ có hình dáng y chang như trên bản vẽ.
Bước cuối cùng là lên màu, thường thì sẽ có hai phương pháp đó chính là Anodized (nhuộm) hoặc mạ Crom-Nickel. Công đoạn này không chỉ góp phần làm đẹp cho thành phẩm mà nó còn đóng vai trò như một lớp bảo vệ, tránh khỏi tình trạng xuống cấp.
Ưu điểm của hình thức Billet khi so với hình thức đúc
Hình thức đúc (Cast) là một hình thức gia công chế tạo được ưa chuộng nhất từ trước tới giờ do giá thành rẻ, sản xuất nhanh vì thường chọn nguyên liệu là hợp kim.
Khi so với hình thức Billet thì hình thức đúc sẽ trọng lượng nặng hơn nhưng độ cứng thì lại không bằng. Do hình thức Billet chủ yếu sử dụng vật liệu nguyên khối chứ không phải có lẫn tạp chất như hợp kim đúc.
Một sản phẩm được sản xuất từ hình thức đúc khuôn chắc chắn sẽ không bao giờ có độ thẩm mỹ cao như hình thức Billet. Bởi vì Billet được tạo hình bằng những lưỡi dao sắc bén được lấy ý tưởng từ trong máy tính nên nó sẽ hoàn hảo hơn so với một cái khuôn bình thường.
Vậy Billet so với Forget (rèn) thì thế nào?
Nếu so với Forget (rèn) thì hình thức Billet sẽ không thể có độ cứng bằng, bởi vì hình thức Billet sẽ bỏ qua công đoạn nén ở áp lực cao.
Nhưng công đoạn nén của hình thức Forget (rèn) lại không thể tạo hình những chi tiết nhỏ và quá chi tiết. Bởi vậy muốn ra thành phẩm cũng phải qua một bước CNC để tạo hình như hình thức Billet.
Cám ơn những chia sẻ của anh Long Thành Lê (Long Tẩu) đã giúp cho tôi hiểu biết thêm về lĩnh vực này. Nếu các bạn biết thêm gì về Billet thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm: