Bugi và các hiện tượng cho thấy bạn cần phải tiễn nó lên đường
Xe khó nổ hơn mặc dù bình điện mới thay, đèn còi hay đồng hồ vẫn hoạt động ổn áp
Lúc này dù bạn có thay thế lọc gió, vệ sinh hệ thống truyền dẫn nhiên liệu (họng xăng hoặc bình xăng con) hay sử dụng một bình ắc quy hoàn toàn mới thì vẫn xe vẫn có khả năng bị khó nổ. Do ảnh hưởng từ bugi đánh lửa.
Động cơ yếu hẳn đi, không còn mượt mà như lúc đầu
Hai điện cực hay còn gọi là đầu trên và đầu dưới của bugi
Xe vặn ga không đi, khi nóng máy động cơ bị giật cụt, vòng tua không đều đặn ở chế độ garanti,... Là các hiện tượng phổ biến do bugi bị chai mòn gây ra.Hai điện cực hay còn gọi là đầu trên và đầu dưới của bugi
Bugi bị chai mòn là lúc khoảng cách giữa điện cực vượt quá khả năng của hệ thống đánh lửa, phát sinh ra lỗi trong quá trình này và còn có thể dẫn tới nguy cơ đánh lửa không tập trung. Sử dụng bugi khe hở lớn tạo tia lửa yếu dĩ nhiên hỗn hợp hòa khí sẽ không được đốt cháy triệt để, làm hiệu suất đầu ra của động cơ bị suy giảm rõ rệt và không còn hoạt động ổn định.
Xe không thể nổ máy khi băng qua địa hình ngập nước
Trước khi gặp địa hình nước ngập, bên trong động cơ của xe máy vốn đã có nhiệt lượng lớn. Các chi tiết trong động cơ lúc này đang ở trong trạng thái giãn nỡ, thì lại bị nước tràn vào một cách đột ngột. Trong các chi tiết ấy thì bugi là một trong những yếu tố phải chịu ảnh hưởng đầu tiên.
Khi đang bị nóng và đột ngột nước lạnh thâm nhập, phần sứ cách điện bugi thậm chí có thể bị nứt hoặc vỡ. Tia lửa điện lúc đó sẽ phóng qua khe nứt của sứ cách điện chứ không phải giữa 2 điện cực như thông thường và dẫn tới hệ quả xe bị chết máy do hỗn hợp nhiên liệu không được đốt cháy.
Có thể bạn quan tâm: