Các bạn đừng xem thường những hiện tượng này vì những tiếng động lạ kể trên báo hiệu chiếc xe của bạn đã hoặc sắp xảy ra những hư hỏng nghiêm trọng khiến bạn tiêu tốn khá nhiều tiền để sửa chữa chưa kể đến những phiến toái mà khi đi sửa xe ai cũng phải ái ngại.
Nỗi lo của nhiều người khi xuất hiện tiếng động lạ trên xe máy
Thông thường các tiếng động là thường phát ra ở các phần chính sau đây: Động cơ, bộ truyền động, hệ thống phanh – phuộc nhún... Ngoài ra những tiếng động lạ còn phát ra ở vị trí cổ lái, dàn nhựa xe... Khi xuất hiện những tiếng động lạ đó bạn cần phải đưa xe đi kiểm tra kịp thời để tránh hỏng hóc về sau.
Động cơ:
Khi ta nổ máy sau 5 phút thì ta nghe thấy tiếng gõ khá lớn và liên tục từ động cơ. Dự đoán hiện tượng này là do thanh truyền bị cong, va đập với má trục khuỷu. Lỗi này là lỗi chung toàn xe ga sau nhiều năm sử dụng hoặc thường xuyên vận hành trong điều kiện không tốt.
Một trong những lỗi phổ biến khác là nghe tiếng rào rào trong môbin khi đề máy nhưng động cơ không hoạt động được. Lỗi này 80% xuất phát từ bộ đề, cụ thể là bi đề bị hỏng gây trượt. Khi bị lỗi này ta nên kiểm tra kỹ lưỡng và thay bi đề mới.
Hiện tượng máy bị gõ, nóng bất thường, đôi khi kèm rung giật là do: Dùng bu-gi sai chủng loại; sai tiêu chuẩn nhiệt (Nóng-Lạnh). Nếu lắp bu-gi có chỉ số nhiệt nhỏ hơn quy định không phù hợp với tiêu chuẩn của động cơ thì chấu bu-gi sẽ bị quá nóng dẫn đến các biểu hiện như trên.
Sử dụng bugi đúng với dòng xe
Những hư hỏng về động cơ thường là những hư hỏng nghiêm trọng cần được thợ sửa xe máy chuyên nghiệp kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác để khắc phục triệt để và tiết kiệm nhất.
Truyền động:
Xe số khi tăng ga mạnh thì có tiếng kêu lách cách từ phía nhông xích. Tiếng kêu này nhiều khả năng do sên bị chùng, hoặc dĩa và nhông bị mòn gây nhảy sên, đập vào hộp bảo vệ và tạo ra tiếng kêu lách cách.
Vào mùa mưa dễ gặp nhất là xe tay ga mắc mưa, ngập lụt, rồ ga nghe tiếng máy xe nhưng xe không di chuyển: nguyên nhân là do bộ nồi bị vào nước khiến dây curoa bị trượt hoặc bề mặt tiếp xúc giữa bố và chuông bị trượt khiến xe đứng ì một chỗ dù có lên ga hết cỡ. Cách khắc phụ tại chỗ là chờ xe ráo nước, nồi ráo bớt nước sẽ có thể chạy được nhưng cần đưa xe đến các trung tâm sửa xe kiểm tra và vệ sinh ngay. Ngoài ra cũng có thể khắc phục bằng cách đi nồi sau josho1 sẽ hạn chế phần nào bởi vì josho1 chuông khoan bề mặt nhám sẽ làm nước thoát ra nhanh và bề mặt tiếp xúc giữa bố và chuông lớn.
bộ nồi truyền động trên xe ga
Một vấn đề quan trọng mà phần lớn người đi xe tay ga bỏ qua đó là sau khi ngập nước không thay nhớt láp và kiểm tra láp. Vì khi ngập nước, bộ láp sẽ bị ngấm nước và khiến cho dầu láp bị axit hóa làm các bánh răng bị phá hủy tạo ra tiếng hú to và ì máy rất tốn nhiên liệu.
Về vấn đề láp của xe tay ga nếu trong thời gian quá lâu không thay nhớt láp thường xuyên sẽ gia tăng độ hao mòn các bánh răng, gây ra tiếng hú, tiếng va đập, lâu ngày tiếng kêu sẽ càng lớn có nguy cơ bị vỡ, mẻ và trượt bánh răng khiến xe không thể hoạt động.
Hệ thống phanh, phuộc nhún:
Hiện tượng thường thấy ở phuộc trước là khi di chuyển vấp ổ gà hoặc chướng ngại vật có tiếng kêu “cụp cụp” lớn. Nguyên nhân là do lò xo phuộc trước yếu, dầu phuộc bị oxi hóa mất độ trơn gây các vết xước trong ty phuộc khiến phuộc hoạt động không tốt. Khi có hiện tượng này cần phải kiểm tra, thay lò xo phuộc, phốt và dầu phuộc.
Ngoài ra tiếng kêu khi vấp ổ gà hoặc chướng ngại vật còn đến từ bộ chén cổ, do bi và vòng đệm của chén cổ yếu, bị nứt vỡ. Phương pháp khắc phục là làm lại chén cổ hoặc thay thế bộ chén cổ khác.
Trong trường hợp xe có hiện tựơng chạy không đầm, rung, chao đảo tay lái kiểm tra phuộc sau có bị yếu không hoặc là vành bị đảo nhảy cách khắc phục thay mới.
Riêng hệ thống phanh thì tiếng kêu đặc trưng là tiếng rít rất khó chịu, phần lớn nguyên nhân là do:
- Má phanh bị mòn, trơ phần kim loại nên cọ xát với đĩa phanh hoặc đùm (nếu là thắng đùm), lâu ngày đĩa – đùm sẽ bị mòn dẫn đến hư hỏng nặng hơn.
- Trên mặt bố thắng bị dính cát, vật cứng gây hư hỏng bố thắng. Cần phải kiểm tra và rửa sạch.
- Lớp bề mặt bố thắng bị chai cứng, cần phải dũa lại hoặc thay mới.
Tóm lại, xe máy cũng giống như con người, cũng cần được chăm sóc sức khỏe định kỳ, nếu xe được bảo dưỡng thường xuyên mỗi 6 tháng 1 lần sẽ duy trì được khả năng vận hành tốt, tránh được những hư hỏng trầm trọng gây tốn kém chi phí khá lớn không đáng có hay dân gian ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Theo phutungchinhhieu
Có thể bạn quan tâm: