Cafe Racer một vẻ đẹp hoang dại và cổ điển
Hoàn cảnh ra đời
Sau Đệ nhị Thế chiến, xe mô-tô dần trở thành phương tiện được ưa thích ở các nước Anh – Mỹ và trở thành biểu tượng cho sự giàu có và phong cách. Tầng lớp trung lưu trở nên giàu có hơn, giá xe cũng rẻ hơn và khiến chúng trở thành một loại phương tiện dần trở nên đại chúng.
Nhóm Rocker ra đời vào khoảng giữa thập niên 1950, được biết đến như là “Những chàng trai trăm dặm”, bởi đơn giản họ có khả năng phóng trên đường với tốc độ khoảng 160 km/giờ. Những chàng trai bụi bặm này lấy xe cộ làm lẽ sống, với phong cách rất đặc trưng, và tự tách ra hẳn với xã hội đang “công nghiệp hóa – đồng hóa nặng nề”. Sự nổi loạn và phá cách này làm phá vỡ những chuẩn mực bấy lâu nay mà xã hội gán cho xe máy và khiến Công Lộ (cảnh sát giao thông) thường xuyên để mắt đến họ.
Những chàng trai bụi bặm này lấy xe cộ làm lẽ sống, với phong cách rất đặc trưng, và tự tách ra hẳn với xã hội
Giới truyền thông bắt đầu để ý đến nhóm Rockers và tô vẽ họ như là “Bầy Quỷ Dữ”, khiến xã hội cảm thấy e ngại bởi những hình ảnh bị bóp méo quá đáng. Từ sau những năm 60, nhóm mô-tô mới có tên chính thức là Rockers bởi sự phát triển của nhạc Rock và âm thanh ồn ào từ những tiếng pô xe phát ra. Xã hội thời đó coi họ như là những chàng trai “Ngây thơ và mất phương hướng”, “Những gã cowboy xe máy” hay “Những kẻ lang thang ngoài vòng pháp luật”. Những thành viên của nhóm thường xuyên tụ tập ở những quán cà phê trên xa lộ – Nơi là trạm dừng chân của các phương tiện công cộng.
Và cái tên Cafe Racer
Danh từ “Cafe Racer” cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Các thành viên trong nhóm thường xuyên dùng mô-tô để lui tới các tiệm cà phê, và 2 quán cà phê cách nhau thường được xem là chặng đầu chặng cuối cho những cuộc đua xe. Một chiếc xe Cafe Racer thường được độ tối giản để tăng tốc độ tối đa nhưng vẫn dễ điều khiển – cho dù nó có thể không thoải mái khi ngồi lên.
Những chiếc xe Cafe Racer cổ điển thường rất gọn nhẹ, dễ điều khiển qua nhiều mặt đường khác nhau.
Những chiếc xe Cafe Racer cổ điển thường rất gọn nhẹ, dễ điều khiển qua nhiều mặt đường khác nhau. Động cơ thời đó thường được hay sử dụng là của chiếc Triton, một dòng xe độ của hãng Norton với máy của Triumph Boneville. Và cho đến ngày nay, thuật ngữ Cafer Racer cũng được dùng để chỉ các dòng xe mang dáng dấp xe cổ Anh, Ý hoặc Nhật Bản phong cách thập niên 50-60.
Từ khi ra đời đến ngày nay, dòng xe này trải qua rất nhiều thay đổi trong thiết kế về kiểu dáng và phong cách, nhưng những đặc trưng cơ bản vẫn được giữ lại để chúng ta có thể nhận biết dễ dàng một chiếc xe Cafe Racer, đó chính là ghi-đông nằm ngang, nối liền phuộc trước và xuôi xuống hai bên, bình xăng ta nửa hình oval cực to để ép vào phần thân người khi chạy để tạo thành một khối để bám vào xe, yên kiểu xe đua cổ điển thường chỉ dành cho một người bởi phần cảng sau được thiết kế thành khối ép vào sau mông người lái để cố định chỗ ngồi, ngày nay thì có thêm một phong cách yên xe dành cho hai người khiến có cảm giác nhẹ nhàng hơn.
Tầm ảnh hưởng văn hóa
Phong cách ăn mặc và thái độ mạnh mẽ, ngang tàng của Rockers ảnh hưởng đến giới trẻ trong thập niên 1960s
Phong cách ăn mặc và thái độ mạnh mẽ, ngang tàng của Rockers ảnh hưởng đến giới trẻ trong thập niên 1960s, mà điển hình là nhóm The Beatles, cũng như các nhóm nhạc Rock mang phong cách Punk trong những năm 1970. Và cho đến nay, phong cách rockers vãn được giữ nguyên với giày ủng cao. Một số thì mang giày Dr. Martens, Converse, hoặc giày quân đội.
Phong trào Cafe Racer tại Sài Gòn
Thú chơi cafe racer bùng nổ là khi một số nhà sản xuất thức thời bắt đầu chế tạo những chiếc cafe racer lắp ráp công nghiệp
Dáng dấp cổ điển của một chiếc xe Cafe Racer gợi lên sự lạc lối và khát khao bùng cháy ở những người bạn trẻ đang rong ruổi trên con đường tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Nó đem chúng ta quay trở về với những hình ảnh quen thuộc của những chiếc xe từng tung hoành một thời trên các cung đường đua châu Âu – những người bạn cũ kỹ sẽ cùng ta trên hành trình tìm kiếm một bản ngã…
Nguồn: elleman.vn
Có thể bạn quan tâm: