Kinh nghiệm mua xe phân khối lớn mới từ các đại lý
Sau một thời gian đam mê nghiên cứu và tìm tòi, mình phát hiện ra rất rõ ràng nhiều điểm khác nhau giữa những xe mô tô PKL được nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam qua từ những thị trường khác nhau trên thế giới.
Do chủng loại xe rất đa dạng nên mình chỉ xin được lấy một vài mẫu xe ví dụ cụ thể về thông số kỷ thuật và cách phân biệt dòng xe đó là của thị trường nào.
Thông số hiệu xuất hoạt động của xe kawasaki z1000 2015
***MAXIMUM HORSEPOWER***
(GE,IT) 105.9 kW (142.0 hp) @ 10,000 rpm
(US) 93.4 kW (127 PS) @10 000 r/min (rpm)
(MY, AU) 90.5 kW (123 PS) @10 000 r/min (rpm)
(FR,BE) 78.2 kW (106 PS) @10 000 r/min (rpm)
*Note: GE( Đức), IT (Ý), US(Mỹ), MY-AU ( Malaysia, Australia), FR-BE (Pháp, Bỉ)
Thông số hiệu xuất hoạt động của xe yamaha r1 2015
***MAXIMUM HORSEPOWER***
(GE,IT) 147kW (200 hp) @ 12,700 rpm
(US) 132.8 kW (178 PS) @ 12 700 r/min (rpm)
*Note: GE( Đức), IT (Ý), US(Mỹ)
Cách nhận biết xe mô tô PKL của những thị trường khác nhau:
Có nhiều cách để nhận biết dòng xe thuộc thị trường nào
1/ Xem qua thông số kỹ thuật trong sách Owner's Manual.
2/ Xe dành cho thị trường Mỹ thì trước và sau xe đều có miếng phản quan (mà anh em thường hay gọi là mắt mèo).
3/ Riêng xe dành cho thị trường Châu Á, thì cũng có gắn mắt mèo, nhưng do kiến thức người tiêu dùng ngày càng được mở rộng nên một số doanh nghiệp nhập khẩu đã che giấu nguồn gốc xe bằng cách tháo tất cả ra trước khi giao cho khách hàng. Ngoài ra dòng xe Kawasaki Z1000 của thị trường Châu Á mà nói chính xác là thị trường Hồng Kong có thêm 1 chi tiết lạ đó là dè chắn bùn sau sẽ được tặng thêm chỉ dành riêng cho những nước có mùa mưa nhiều. Nhưng sau này cũng đã được giấu kín không giao cho khách nữa. Một đặc điểm mà xe châu Âu không có.
4/ Xe dành cho thị trường Châu Âu bắt buộc phải có chìa HISS, vì một lý do rất cụ thể. Đa số người dân sống ở phương Tây đều mua hàng trả góp, và xe máy cũng không ngoại lệ. Do đó để tăng tính an toàn đảm bảo quyền lợi nên hãng bảo hiểm và ngân hàng cho vay chỉ chấp nhận cho những dòng xe nào có gắn sẵn chìa khóa điện tử chống trộm. Riêng về điểm này thì Châu Á không chú trọng lắm. Cho nên đã dẫn đến một vài trường hợp xe mô tô PKL tại việt nam bị bẻ khóa và đánh cắp (mình có thể khẳng định điều đó chỉ có thể xảy ra với một số dòng xe của Mỹ và Châu Á).
5/ Còn 1 cách để biết được chính xác nguồn gốc xe mình muốn mua và đã mua là từ đâu, các bạn có thể cho xe lên máy Dyno để chạy thử và so sánh với thông số kỷ thuật từ nhà sản xuất. Riêng ở việt nam việt xác định điều đó có vẻ hơi khó khăn, vì có rất ít nơi nhận chạy dyno chỉ để biết nguồn gốc xe. Dẫn chứng cụ thể có ở hình bên dưới, các bạn có thể xem và tham khảo (điều gì cũng có lý do của nó).
Đây là 1 ví dụ cụ thể mà 1 công ty test xe nước ngoài đã dùng để test xe YAMAHA R1 - 2015 phiên bản của Mỹ. Và bên trong người ta cũng đã nêu rõ nguyên nhân vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt giữa R1 USA (178hp) và R1 European (200hp), chênh lệch hẳn 22hp, một con số không nhỏ. ĐỂ XEM LINK VÍ DỤ BẤM VÀO ĐẨY
Cách đây không lâu cũng đã có một thời gian, anh em tranh luận về dòng xe Kawasaki Z800 của Châu Âu và của Malaysia, hôm nay mình xin thông báo luôn, mọi nghi vấn của anh em đều có căn cứ cả. Điều rõ ràng nhận thấy nhất là ở giá cả, một loại được bán với giá 17,500$ và 1 loại được bán với giá 14,000$ ( Tính tại thời điểm mới nhập về). Nói chung là tiền nào của đó thôi các bạn ạ.
Kawasaki Z800 ở mỗi khu vực sẽ có giá khác nhau
Hiện nay như các bạn giá cả xe mô tô PKL rất ư là lộn xộn, có thể vì có 1 số doanh nghiệp vì muốn tranh thủ sự lấp lững giữa những dòng xe khác nhau và cố tình lừa dối khách hàng vì nhiều lý do khác nhau. Các bạn nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua một dòng xe nào đó, vì đây không phải là một số tiền nhỏ, đối với một số người đó là cả 1 tài sản và niềm đam mê. Nhưng mình rất hiểu cảm giác khi chạy cùng một loại xe mà chiếc yếu chiếc mạnh là điều không thể chấp nhận được.
Cảm ơn sự chia sẽ kinh nghiệm từ bạn Hoàng Tú
Có thể bạn quan tâm: