Công nghệ ABS và những góc khuất mà bạn chưa bao giờ được biết
Tác dụng chính của ABS
Sự góp mặt của ABS sẽ tác động trực tiếp đến quá trình giảm tốc của bánh xe khi cảm biến của hệ thống này nhận thấy sắp xảy ra nguy cơ bị khóa bánh vì người lái bóp thắng với lực quá mạnh và gấp. Ngay thời điểm ấy ABS sẽ can thiệp vào, thay thế bạn nhấp nhả lực thắng liên tục với tần suất dao động khoảng trên dưới 100 lần/giây.
Để điều tiết lực thắng một cách hợp lý, tránh tình trạng bị khóa bánh xe một cách bất chợt. Trên cơ bản đó là quy tắc hoạt động phổ biến của ABS.
ABS sẽ không hoàn toàn giúp rút ngắn hành trình phanh
Theo như quan điểm của nhiều anh em, trên cùng một dòng xe thì phiên bản phanh ABS sẽ có lực thắng mạnh mẽ hơn so với phiên bản không có ABS. Cụ thể họ cho rằng hệ thống ABS sẽ giúp rút ngắn hành trình phanh (quá trình giảm tốc) từ điểm A đến điểm B hơn so với những dòng xe không sử dụng phanh ABS.
Nhưng thực tế lại khác xa so với tưởng tượng khi hệ thống ABS còn khiến cho quãng được phanh tăng thêm, vì cơ chế của nó là trực tiếp nhấp nhả thắng lúc phát hiện ra bánh xe sắp bị khóa. Chứ không phải đồng thời kết hợp giữa phanh trước và phanh sau như CBS.
Thật ra ngoài việc kết hợp giữa phanh trước và phanh sau, hành trình phanh còn bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố như: Heo bao nhiêu piston, kích thước đĩa thắng, trọng lượng của xe,... Vì vậy nếu muốn rút ngắn hành trình phanh thì trước khi nghĩ tới ABS thì bạn nên tìm hiểu về những hạng mục đó trước.
Hệ thống phanh liệu có thể hoạt động khi ABS gặp lỗi?
Nếu ABS gặp lỗi, hệ thống phanh trên xe vẫn có thể hoạt động bình thường mà không gặp vấn đề gì quá lớn. Bởi vì ABS sử dụng một cục Ecu đọc thông số qua mắt đọc ABS (gắn ở mâm) và tính toán, nếu trong quá trình vận hành mà nó không thể tính toán được hoặc gặp lỗi trong một điều kiện nhất định nào đó, thì nó sẽ mất hoàn toàn liên hệ với hệ thống phanh.
Đây là một lệnh mà đa số các nhà sản xuất xe máy đã kích hoạt sẵn trên những hệ thống ABS sản xuất cho dòng xe của họ. Cho nên khi hệ thống ABS bị lỗi, người lái vẫn có thể sử dụng phanh xe bình thường.
Xe mà có ABS thì có thể thắng trong cua mà không sợ 'xòe'...
Khi cầm lái một chiếc xe có ABS, nhiều anh em cảm thấy tự tin hơn hẳn vì nghĩ rằng trang bị này sẽ giảm nguy cơ trượt bánh lúc bo cua vì nguyên nhân mất độ bám đường.
Nhưng hoàn toàn không phải vậy, ABS chỉ giúp bạn ngăn nguy cơ trượt bánh còn yếu tố bám đường là do vỏ xe và phuộc nhún quyết định. Nếu chạy một chiếc xe ABS khi bo cua, nếu bóp thắng không đúng cách thì vẫn có thể xảy ra hiện tượng trượt bánh.
Đó là lí do cho sự ra đời của ABS Cornering mà anh em chơi xe hay còn gọi là ABS trong cua, đảm bảo an toàn cho những tay nài khi đang thưởng thức đặc sản 'cua đá' khoái khẩu. Về cách hoạt động thì nó cũng giống như ABS thông thường, ngăn chặn tình trạng trượt bánh bằng phương pháp nhấp nhả thắng liên tục.
'Độ ABS' là một trong những trường phải rất dễ bị ăn hành!
Trong quá trình trải nghiệm, đồng thời mình cũng đã có trao đổi với nhiều anh em đã và đang chơi trường phái độ ABS thì đã nhận ra một sự thật quá đỗi phũ phàng.
Khi nâng cấp hệ thống ABS của mẫu xe này sang xe khác thì rất dễ gặp lỗi trong quá trình sử dụng. Bởi vì vốn dĩ hệ thống ABS ban đầu chỉ được lập trình để xử lí phanh ở một ngưỡng tốc độ giới hạn của mẫu xe mà nó sở hữu. Nếu gắn lên xe khác thì khi chạy ở ngưỡng tốc độ cao hơn tốc độ mà hệ thống ABS lập trình sẵn thì khi giảm tốc rất có thể gặp lỗi dừng hoạt động.
Nếu trong quá trình lắp đặt và canh chỉnh không cẩn thận thì hệ thống ABS cũng rất có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện của xe. Bởi vì chúng tiêu thụ rất nhiều điện năng, khi gắn mình khuyên các bạn nên nâng cấp bình ắc quy có dung tích lớn hơn để đủ duy trì sự ổn định của ABS.
Có thể bạn quan tâm: