Cảm nhận thức tế star sr 170 abs 2019 vừa được ra mắt.
1. Kiểu dáng tổng thể góc cạnh, khí động học.
Qua cái nhìn ban đầu của mình thì Star SR 170 ABS có những đường nét thiết kế góc cạnh, khí động học không thua kém gì 2 mẫu xe đang đứng đầu là Exciter 150 của Yamaha và Winner 150 của Honda. Cụ thể phần mặt nạ phía trước thiết kế chữ V to áp chỉ cái tên mà Malaysia đã đặt cho dòng xe này là VF3i, ở vị trí trung tâm là logo SYM, 2 bên chính là cặp xinhan LED thiết kế cực kỳ tinh tế với bóng LED ẩn bên trong, làm mình liên tưởng đến bóng Luxenon rất thịnh hành vào năm 2011 đến 2014. Dãy DEMI dạng thanh nằm bên dưới với ánh sáng xanh nổi bật. Đặc biệt, những phần nhựa nhám tận dụng kỷ thuật giả Carbon đang rất thịnh hành hiện nay, mang cho chiếc xe nét thể thao hơn.
Mặt nạ trước của xe mang nhiều đường nét góc cạnh đầy thể thao.
Bóng xinhan LED bên trên được ẩn bên trong tương tự như bóng LED Luxenon rất thịnh hành vào năm 2011 - 2014. Bên dưới là DEMI LED dạng thanh với ánh sáng xanh nổi bật.
Phía trên chính là cụm đèn pha Halogen 35/35W có chóa thiết kế góc cạnh. Đây được xem là 1 điểm trừ vì theo xu hướng hiện đại hiện này phải là đèn pha LED sang trọng, có khả năng thế hệ sau SYM sẽ cập nhật. Trên cụm tay lái chúng ta để ý là cặp tay phanh - côn màu Bạc nhôm, rút kinh nghiệm từ hãng Yamaha thời gian 2014 trở về trước và Honda, nếu sơn đen thì sau 1 thời gian sử dụng sẽ gây ra bạc màu ở vị trí các ngón tay. Yamaha từ năm 2015 đã bắt đầu sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện nên không dễ bay sơn. Chính vì lý do này, SYM đã sử dụng cặp tay thắng - côn màu Bạc Nhôm để không bị tình trạng bay sơn này.
Cặp bửng 2 bên thiết kế khí động học tương tự như Exciter 150 mà Yamaha đã làm, tận dụng dàn áo "bao trùm" khối động cơ làm các điểm gom khí từ phía trước xe, khiến gió tập trung vào két nước đặt bên trong và "thải" khí nóng ra 2 bên xe thông 2 đường khí gió ra phía sau của xe, tản nhiệt hiệu quả cho khối động cơ. Ngoài ra, nếu chú ý phần mỏ cày, có 2 lớp cản nước - bùn. Đây là cách mà người dùng Winnner 150 "Fix" lỗi thiết kế "văng cổ pô" trên xe của mình và Yamaha cũng đã tận dụng thiết kế này trên chiếc Grande 125 của mình. SYM đã tận dụng những "điểm yếu" của đối thủ để thiết kế lên mẫu xe của mình.
Cận cảnh cánh bửng 2 lớp với khe hở cho khí nóng thoát ra ngoài lớn, tinh tế hơn là lưới tổ ông bên trong. Để giúp xe giảm tình trạng bốc đầu ở tốc độ cao với 2 cánh gió hỗ trợ (cánh gió này được tận dụng rất nhiều trong các mẫu xe MotoGP, hình ảnh quen thuộc hơn chính là H2R của Kawasaki).
Phần trong của bửng trước có các phần nhựa hướng gió tập trung vào giải nhiệt cho két nước.
Cái nhìn toàn cảnh cho cánh bửng tản nhiệt hiệu quả 2 bên và yếm ở vị trung tâm.
Thay vì tạo các lỗ thông khí như Exciter 150 hay Winner 150 đã làm thì SYM đã tạo 2 đường khí thoát ở 2 bên bửng hiệu quả nên phần yếm giữa sẽ hỗ trợ cho người dùng gắn baga, thùng Givi mà không ngại về việc tản nhiệt, nước bên ngoài cũng không vào được hệ thống Fi bên dưới.
Ổ khóa thiết kế chưa được tinh tế và hiện đại nhưng đây là nét thường thấy trên các mẫu xe SYM, tích hợp cả nấc mở yên tiện dụng. Cách này đã được Yamaha làm cho mẫu xe Exciter 150, Winner 150 vẫn chưa được tích hợp.
Nói đến ổ khóa thì phải nói tới chìa khóa, thiết kế đơn giản mà thể thao.
Phần đuôi thiết kế góc cạnh và vuốt nhọn về phía sau. Yên dạng 2 tầng cho cảm giác như đang ngồi trên các mẫu xe PKL. Với chiều 1m6 như mình khi ngồi và chống bằng 1 chân thì chiều cao yên trước cao hơn cả Winner 150 dù Winner 150 được đánh giá là cao hơn cả Exciter 150.
Phần đèn hậu thiết kế dạng 2 lớp khí động học. Tuy nhiên theo ý kiến của cá nhân mình, mặc định thiết kế ban đầu cho đèn hậu này chính là cụm đèn hậu LED với xinhan tích hợp 2 bên, nhưng với luật tách đèn xinhan rời bắt buộc tại Malaysia nên đèn hậu LED này đã phải thiết kế lại để lộ ra phần nhựa 2 lớp. Để đồng bộ với xinhan LED phía trước, xinhan sau rời cũng tích hợp công nghệ LED cho ra ánh sáng báo hiệu tốt. Chắn bùn + pát biển số dùng công nghệ giả Carbon, vị trí bắt biển số là đèn rọi biển số tích hợp tấm phản quang.
Quay lại vị trí đầu xe chính là cụm ghi đông. Ghi đông có chiều chữ V, nhưng theo quan điểm cá nhân là gập vào nhiều như Exciter 150 vì bản thân hãng muốn góc đánh lái của Star SR 170 phải rộng. 2 bên ngoài cùng là cục gù với kích thước to đối trọng tốt, giữ cân bằng cho phần đầu xe. Cụm công tắc trái - phải tích hợp chế độ Passing đang rất thịnh hành tích hợp hiện nay.
Đồng hồ Digital với kim hiển thị vòng tua máy của xe với mức vòng tua giới hạn là 11.000rpm, vị trí đèn báo Fi nằm cùng vị trí với kim báo tua tạo sự chú ý cho người dùng nếu xảy ra lỗi. Màn hình LCD trắng/ đen hiện thị trực quan, đầy đủ thông tin cho người dùng bao giờ cả báo Thời Gian. Tuy nhiên, hãng vẫn chưa nâng cấp nên màn hình TFT LCD như các hãng xe làm gần đây. Xung quanh đồng hồ hãng cũng tận dung chi tiết giả Carbon.
Dè trước thể thao và góc cạnh có chắn bùn dài xuống bên dưới, chắn bùn hiệu quả. Dè trước được bắt vào vỏ phuộc từ phía bên ngoài nên sẽ không xảy hiện tượng kêu. Ngoài ra tích hợp miếng phản quang phía turớc đang rất thịnh hành hiện nay. Mâm 5 chấu thiết kế xéo, chi tiết này chưa được đánh giá cao bởi nhiều người dùng. Hệ thống phanh đĩa trước có kích thước 250mm tạo kiểu hình bông thể thao, được kẹp bởi heo dầu 2 piston, hệ thống phanh ABS được tích hợp. Tuy nhiên đánh giá của mình, vị trí đặt cảm biến chưa hợp lý và gọn gàng, dễ bị rớt - gãy khi có va chạm nhẹ từ phía trước.
Kích thước mâm 17 inch có bản mâm trước 1.85mm kết hợp cùng vỏ trước có kích thước 90/80-17.
Phuộc trước của Star SR 170 ABS có thiết kế vỏ phuộc đơn giản, tuy nhiên ty phuộc kích thước lớn có lượng dầu lớn. Theo ý kiến cá nhân mình thì ty phuộc có thể gọi là ngang với Winner 150, nhún cứng và đầm tuy nhiên được hỗ trợ bởi phanh ABS nên khó xảy ra tình trạng nhùn lúng và trượt.
Về phuộc sau là dạng Monoshock có hành trính nhùn dài, chiều cao của phuộc cũng dài hơn nên cho phần đuôi được vuốt cao. Xe cũng được tích hợp dè con bảo vệ phuộc bên trong, thể thao.
Ốp pô làm nhiều người liên tưởng đến ốp pô của Winner 150 nhưng thiết kế khác đi. Hãng cũng đã rất tinh tế khi thiết kế 1 logo báo hiệu "không được đụng tay vào" vì sức nóng của pô. Theo đánh giá ốp pô vẫn chưa thật sự khớp.
Hệ thống phanh sau với đĩa 200mm kết hợp cùng heo dầu 1 piston, đường dầu được thẳng đến piston của heo dầu được đánh giá là hợp lý. Tuy nhiên lại không có 1 logo nào được khác lên. Trái ngược với phía trước thì phía sau cảm biến ABS được đặt vị trí hợp lý hơn, gọn gàng.
Đĩa đọc ABS sau của Star SR ABS.
Kích thước bản mâm sau 3.5mm có kích thước vỏ 120/70-17 với tỉ lệ này được xem là hợp lý để đạt được độ bám được tối ưu và cho độ bè của vỏ "hầm hố" khi nhìn từ phía sau.
Phía dưới yên là bình xăng có kích thước lớn có dung tích 6,5 lít thoải mái cho những cung đường dài. Tuy nhiên, theo mình đánh giá cụm bơm xăng và cụm cảm biến dung tích bình xăng vẫn chưa tích hợp vào 1 như các hãng xe Yamaha hay Honda từng làm, tuy nhiên cách này lại hiệu quả khi hư hỏng 1 bộ phận thì giá thành thay thế cũng rẻ hơn. Và cũng như những mẫu xe underbone thể thao khác, Star SR 170 ABS vẫn không có cốp và cũng không luôn hộc đựng đồ nhỏ.
Kế bên chính là bình điện có dung tích 6.3Ah/12V được xem là dung tích lớn.
Khối động cơ mà Star SR 170 ABS tích hợp là loại xylanh đơn, dung tích 174.5cc (như vậy vẫn sử dụng bằng A1 được), 4 thì, 4 Van, làm mát bằng dung dịch (nước làm mát), SOHC, côn tay - hộp số 6 cấp. Công suất cực đại 15,2Hp@8.500rpm, momen cực đại 13,6Nm@7.500rpm. Theo nhiều người đánh giá, có công suất khá yếu so với dung tích thực tế của mẫu xe này.
Mình sẽ có thêm bài cảm nhận cảm giác lái của mẫu xe Star SR 170 ABS ở bài viết tiếp theo. Mọi người cùng đón theo dõi.
Có thể bạn quan tâm: