Dầu nhớt ô tô, xe máy có dùng được không?
Mới đây một thành viên của nhóm SH Club đã đưa lên một hình ảnh nhờ tư vấn về nhớt dành cho xe Honda SH. Tuy nhiên, loại nhớt mà thành viên này mua là nhớt dành cho xe ô tô, sự nhầm lẫn này đã khiến cho người người dùng xe tay ga cho rằng loại nhớt này không tốt xe xe máy.Anh Nguyễn Nhật nói: “Nhớt này dành cho xe hơi, người dùng cần phải xem xét kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm để lựa chọn loại nhớt cho phù hợp với xe của mình”.
Cũng trên chia sẻ, nhiều người nhận thấy mình đang sử dụng loại nhớt của ô tô dành cho xe máy. “Tôi đã sử dụng cho xe máy và đi được 2.000 km rồi, chưa thấy có ảnh hưởng gì, nhưng không biết về lâu dài chiếc xe có bị sao hay không”- một thành viên chia sẻ.
Không chỉ thành viên này mà rất nhiều người dùng có sự nhầm lẫn khi sử dụng dầu, nhớt xe ô tô để sử dụng cho xe máy.
Theo các chuyên gia, dầu động cơ ô tô không nên sử dụng cho động cơ xe máy do động cơ ô tô và xe máy có nhiều điểm khác biệt như sau:
- Tốc độ hoạt động: động cơ xe máy hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với ô tô. Do đó chịu tải lớn hơn, làm việc ở nhiệt độ cao hơn và đòi hỏi mức độ bảo vệ chống mài mòn cao hơn. Số vòng quay của động cơ lớn còn làm tăng nguy cơ tạo bọt, tăng nhiệt độ, làm giảm khả năng chịu tải của dầu nhớt và đẩy nhanh quá trình oxi hóa
- Tỉ số nén: động cơ xe máy có tỉ số nén lớn hơn động cơ ô tô. Do đó mức độ chịu tải và nhiệt lượng phát sinh cũng cao hơn. Nhiệt độ cao trong động cơ thúc đẩy nhanh quá trình xuống cấp, rút ngắn tuổi thọ và tăng lượng cặn lơ lửng trong dầu nhớt.
- Mật độ công suất/thể tích: cùng một thể tích, động cơ xe máy thường có một công suất gấp đôi động cơ ô tô. Dầu nhớt xe máy buộc phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và chịu tải cao.
- Cơ chế làm mát có độ biến thiên nhiệt độ cao: hầu hết động cơ ô tô có cơ chế làm mát bằng nước. Tùy theo thiết kế, động cơ xe máy sử dụng kết hợp cả hai cơ chế làm mát bằng nước và bằng không khí.
Có thể bạn quan tâm: