Trên thế giới cũng xuất hiện nhiều mẫu xe độ "khủng". (Ảnh: eucarblog)
Độ xe có thể gây ảnh hưởng đến an toàn phương tiện:
Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán và thử nghiệm cẩn thận trước khi tung ra một sản phẩm mới. Chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng. Việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo, hình dáng...có thể dễ gây tai nạn giao thông.
Lấy ví dụ như việc thay bóng đèn sai tiêu chuẩn sẽ khiến người đi đường bị chói mắt. Hoặc lốp không đúng kích cỡ làm sai lệch thông số đồng hồ tốc độ. Chưa kể, một số thợ độ còn thay đổi công suất động cơ nhằm giúp xe chạy nhanh hơn và dễ đạt tốc độ tối đa ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn giao thông.
Các trường hợp độ xe không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gây nguy hiểm, làm mất an toàn giao thông đều bị xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.
Chiếc xe mang phong cách Batman gây của thợ độ nổi tiếng Đức Tào Phớ. (Ảnh: FBNV)
Giới hạn nào cho việc độ xe tại Việt Nam?
Dù bất cứ ở đâu, việc độ xe đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn và theo hướng dẫn của hãng sản xuất. Các hãng độ nổi tiếng trên thế giới lại là những đơn vị tuân thủ tuyệt đối quy định này. Họ phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất để thử nghiệm, sau đó chứng nhận phụ kiện đạt chuẩn.
Chưa kể, nhiều nước còn có cơ quan chuyên biệt để hỗ trợ, kiểm tra quá trình độ xe sao cho đúng quy định.
Tại Việt Nam, việc thay thế một số phụ kiện bên ngoài không ảnh hưởng đến an toàn vẫn không bị cấm. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép tự ý đổi kết cấu, tổng thành, cấu tạo của xe. Ví dụ như làm lại hơi để tăng công suất động cơ, thay đèn, thay lốp, vành xe, màu sơn... không đúng chuẩn.
xe độ từ chiếc Honda Steed tại Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Danh/Vnexpress)
Mức phạt với trường hợp độ xe trái quy định:
Luật Giao thông đường bộ cấm thay đổi màu sơn, thiết kế ban đầu. Chủ phương tiện sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 – 400.000 đối với tổ chức nếu tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với Giấy đăng ký xe.
Trường hợp tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe thì mức phạt đối với 2 đối tượng kể trên lần tượng là từ 800.000 – 1 triệu đồng và từ 1,6 – 2 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt này được cho là "nhẹ tay" bởi giới độ xe sẵn sàng nộp phạt để có thể sở hữu chiếc xe theo phong cách riêng.
Ô tô khi mang đi kiểm định đều phải thỏa mãn quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia. Nếu chủ xe tự ý cải tạo không đúng thiết kế sẽ bị từ chối kiểm định và không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
Nguồn: sưu tầm
Có thể bạn quan tâm: