Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái?
Ưu điểm gác chân cao su
Đối với loại này thì giá thành rẻ dễ tìm mua và hầu như bất kì tiệm sửa xe hay tiệm bán phụ tùng nào cũng có để phục vụ khách hàng cần thay thế. Cộng với đó chất liệu cao su sẽ đem lại độ êm ái cho người để chân, độ run từ xe và động cơ những lúc vận hành sẽ ít truyền từ gác chân cao su lên chân nên ta sẽ không có cảm giác bị tê.
Diện tích mặt để chân của gác chân cao su cũng nhiều hơn và chống trơn trượt tốt hơn vì vậy khi đi mưa hoặc những tua đường dài phải chạy xe liên tục thì sử dụng gác chân cao su là chân ái.Nhược điểm gác chân cao su
Chất liệu cao su sử dụng lâu ngày cũng dễ bị hư biến dạng, phần cốt cố định cao su gác chân cũng được làm bằng sắt nên rất dễ bị tróc sơn. Từ hai yếu tố này cộng lại có thể làm xấu, làm cũ chiếc xe sau thời gian sử dụng gác chân cao su.Ưu điểm gác chân nhôm
Trọng lượng gác chân cũng nhẹ hơn cao su và quan trọng nhất là nhôm thì siêu cứng không có chuyện bị biến dạng theo thời gian sử dụng. Lúc mở ra vô, gác chân phát ra âm thanh tách tách rất đã tai. Gác nhôm có nhiều dạng nhiều kiểu cho anh em lựa chọn.Nhược điểm gác chân nhôm
Bề mặt của gác chân nhôm độ bám cũng không cao, nên khi đi mưa rất dễ trơn trượt đặc biệt là những lần phải ngồi xe lâu hay xe vận hành ở tua máy cao. Gác chân sẽ có độ run nhất định gây cảm giác tê chân vô cùng khó chịu.
Và trên đây chính là ưu nhược điểm của hai chất liệu gác chân này, vì vậy đôi lúc không phải cứ gác chân nhôm thì mới là đẹp hoặc gác chân cao su là xe quê mùa đâu. Mà phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng xe của các bạn là gì, loại gác chân nào đem lại cảm giác thoải mái nhất cho bạn thì ta lựa chọn mà thôi.
Có thể bạn quan tâm: