Xe "đàn ông" Honda SS50...
và xe "đàn bà" Honda Dame
Khi đó, những chiếc xe máy đến từ Nhật Bản nhập vào Việt Nam chủ yếu thuộc hai dòng nhắm tới giới tính của người sử dụng rất cụ thể: Honda SS50 dành cho “đàn ông”, còn xe “đàn bà” là Honda C50 (hay còn gọi là Honda Dame).
Đây là những dòng xe huyền thoại, góp phần đưa thương hiệu Honda vào "bộ nhớ" của người Việt sau này. Thời gian tiếp theo đó, xuất hiện thêm nhiều dòng xe Honda có thiết kế đẹp và bền hơn, đặt nền móng cho sự thành công của hãng xe Nhật Bản ở thị trường Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Bên cạnh Honda, thời kỳ trước năm 1975, cũng là giai đoạn "nở rộ" của các dòng xe mang nhãn hiệu Mobylette do Motobécane (Pháp) sản xuất. Dòng xe này có kiểu dáng khá giống với xe đạp nhưng được trang bị động cơ 50 phân khối và có hai tùy chọn màu sắc là vàng và xanh.
Mobylette khá giống với xe đạp
Mobylette có cách vận hành không khác gì xe tay ga, hay nói đúng hơn là giống với xe đạp điện thời nay, khi vặn mạnh tay nắm thì xe chạy nhanh và ngược lại.
Với những người giàu có ở giai đoạn trước năm 1975, hai thương hiệu xe tay ga của Italy là Vespa và Lambretta mới là lựa chọn hàng đầu. Do được trang bị động cơ từ 125 phân khối trở lên, nên xe chạy nhanh hơn tất cả những dòng xe máy vốn có ở thời kỳ bấy giờ.
Cấu tạo hệ truyền động của những dòng xe Italy này đều sử dụng số tay với điều khiển sang số ngay trên tay ga. Việc điều khiển xe đòi hỏi người dùng phải trên 18 tuổi và có bằng lái. Do vậy, chủ sở hữu của những mẫu xe thuộc hai nhãn hiệu xe Italy thường nằm trong độ tuổi trung niên, những người đã có thời gian để tích lũy một sự nghiệp sáng sủa.
Vespa trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975
Cũng giống như những dòng xe Vespa hiện nay, Vespa thời kỳ trước 1975 cũng có thân xe làm bằng tôn ép, phình tròn ra 2 bên để làm hộc chứa đồ và một bên để cục máy. Lambretta cũng có kiểu dáng tương tự Vespa nhưng cấu tạo thân vỏ khác biệt với khung xe bằng ống sắt hàn, động cơ đặt ở giữa khung và che bên ngoài bằng lớp vỏ sắt.
Kiểu dáng Lambretta thay đổi theo thời gian. Nếu như ở đầu thập niên 60, xe có thiết kế nhiều đường cong thì sang đầu thập niên 70, kiểu dáng thẳng lại đại diện cho hình ảnh của thương hiệu xe này.
Theo Tố Tâm
Giao thông vận tải
Giao thông vận tải
Có thể bạn quan tâm: