Hệ thống trục Cam DOHC hoạt động bền bĩ ở dãy tốc độ cao.
Thay vì dùng 1 trục Cam thì trên hệ thống DOHC lại sử dụng 2 trục cam điều khiển 2 cụm Van Nạp - Xả riêng biệt, chủ động hơn, có thể nói là điều chỉnh chủ động từng Van. 1 mặt khác, bugi ở hệ thống DOHC có thể đặt trên đỉnh 90 độ thay vì đặt góc nghiêng như trên SOHC, điểm đốt cháy được tối ưu, sinh ra công mạnh hơn.
2 trục Cam nằm riêng biệt 2 bên vị trí giữa sẽ trống chừa chỗ cho bugi đặt trên đỉnh ở góc 90 độ, tối ưu việc đốt nhiên liệu.
Đặc biệt, hệ thống DOHC không sử dụng bạc đạn cho toàn hệ thống, vì Bạc Đạn không chịu được vòng tua cao ở vị trí này. Do đó, họ thay thế bằng việc dùng chất bôi trơn làm trục cam quay sẽ tối ưu hơn. Nên khi tháo ra "đầu bò" của hệ thống DOHC thì hoàn toàn chúng ta không thấy được bạc đạn nào mà chỉ là Trục Cam gác trên Vách Máy. Nên việc quan tâm đến chất bơi trơn hay nhớt là điều cực kỳ quan trọng ở hệ thống DOHC.
Hệ thống DOHC hoàn toàn không có Bạc Đạn, chỉ là Trục Cam dựa Vách Máy. Bạc Đạn ở đây chính là Nhớt bôi trơn.
2 Trục cam được đặt trực tiếp trên Vách máy mà hoàn toàn không có Bạc Đạn nào.
Việc đặt trực tiếp vách máy này có ưu điểm là chịu được vòng tua cao, tuy nhiên cũng có khuyết điểm là dễ bị bào mòn trục cam nếu không sử dụng nhớt bôi trơn đúng. Do đó, nhiều nhà sản xuất đã phải thêm Bạc Lót, tức là 1 miếng Nhôm Mỏng nằm giữa Trục Cam và Vách Máy với các lỗ thông nhớt nhiều hơn, tạo 1 màng nhớt nhiều hơn.
Tuy nhiên, hệ thống DOHC lại có khuyết điểm lớn đó chính là Trọng Lượng. Khi thiết lập gối Cam Cao để tăng hiệu xuất cho khối động cơ thì đồng nghĩa trọng lượng trục Cam tăng do đó nhà sản xuất lại "biến tấu" ra tiếp 1 hệ thống mới, đơn giản chỉ là thêm Cò vào hệ thống, điều chỉnh góc nghiêng của Cò để giảm trọng lượng cho trục Cam nhưng vẫn tăng được hiểu xuất làm việc.
Để hiểu rõ về hệ thống DOHC sử dụng Cò. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết tiếp theo nhé.
Có thể bạn quan tâm: