Kể từ khi những chiếc xe đầu tiên ra đời, con người đã có những chuyến đi. Công nghệ thời đó vẫn còn hạn chế, những chiếc xe còn chưa được trang bị hệ thống treo tiên tiến, thậm chí vành gỗ, lốp cao su đặc cũng không làm những người ưa thích sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển nản lòng. Những chiếc Adventure chúng ta biết ngày nay đã trở thành khái niệm hiện đại và chính thống, đặc trưng cho phong trào du lịch phiêu lưu.
BMW R80 G/S mở đầu lịch sử dòng xe adventure touring
Giai đoạn phát triển đầu tiên
BMW
Khoảng năm 1980, BMW trình làng mẫu xe R80 G/S tại triển lãm IFMA ( Cologne, Đức) với những thay đổi rõ ràng nhằm mục đích sử dụng: một chiếc xe sinh ra để trải nghiệm những con đường, vượt qua địa hình và có thể mang theo nhiều vật dụng phục vụ những chuyến đi xa. G/S trong tên gọi mẫu xe viết tắt theo tiếng Đức: “Gelände/Straße” có nghĩa đen “ địa hình/ đường”. Một chiếc xe được BMW tạo ra để chinh phục những con đường đa địa hình.
Mẫu R80 G/S được coi là phiên bản chính thức định nghĩa khái niệm Adventure sau việc những nhà sản xuất khác dùng khái niệm đó đơn thuần với mục đích tiếp thị.
Yamaha
Yamaha DT-1
Yamaha giới thiệu chiếc xe mục đích chinh phục những địa hình khó đầu tiên có tên gọi DT-1 vào năm 1968. Một chiếc xe mà Yamaha giới thiệu có thể dễ dàng vượt qua địa hình khó khăn nhưng hạn chế của động cơ 2 kì khiến chiếc xe không phải là lựa chọn lý tưởng cho những hành trình dài hàng ngàn kilomet. Mặc dù vẫn mang nhiều đặc điểm của dòng Scambler như thiếu đèn tín hiệu, những đường nét đặc trưng của một chiếc Scambler thập niên 60, nhưng chiếc DT-1 là chiếc xe đầu tiên của Yamaha tạo ra với mục đích chinh phục những con đường đa địa hình, mở đầu cho lịch sử phát triển những dòng xe đa địa hình đường trường hiện nay và là đối trọng lớn thời đó của BMW.
Suzuki
Suzuki DR125S
Vài năm sau đó, Suzuki ra mắt mẫu DR125S, một chiếc “ Dual sport” đầu tiên ra đời của Suzuki với mục đích chinh phục những con đường đa địa hình: một chiếc xe có cấu hình tuyệt vời để vượt những con đường có địa hình khó, đầy đủ đèn tín hiệu để tham gia giao thông nội thị. Một trong những đặc điểm thú vị là lần đầu tiên xuất hiện chi tiết mào đèn trên chiếc DR- chi tiết nhìn thấy trên nhiều chiếc xe vượt địa hình. Đã có một cuộc tranh luật về mục đích thực tế của chi tiết này.
Mẫu Suzuki DR S 750 BIG
Cho tới khi Suzuki ra mắt chiếc DR S 750 BIG với thiết kế có chắn bùn trước thấp và mỏ đèn phát triển kéo dài giống như một chiếc chắn bùn cao trên những chiếc xe địa hình. Người ta thôi tranh luận và đồng ý rằng đó là một thiết kế mang tính thẩm mỹ nhiều hơn.
Giai đoạn phát triển thứ 2
Yamaha
yamaha tdm 850 đời 1991
Yamaha được coi là kẻ đi đầu trong giai đoạn phát triển hoàn thiện và hình thành khái niệm Adventure chính thống khi ra mắt mẫu TDM 850 vào năm 1991. Với vị trí người ngồi thẳng- đem lại sự thỏa mái trên những cung đường dài, động cơ lớn lấy cơ sở từ động cơ của những chiếc XTZ 750 Super Tenere của hãng trong giải đua địa hình đường trường Paris-Dakar. Nhưng TDM không bao giờ được bán trên thị trường như một chiếc xe offroad bới khối lượng lớn, nó chỉ được sử dụng để vượt qua những con đường trên dãy Alps.
BMW
BMW R1100 GS
Tới năm 1994, sự ra đời của mẫu R1100 GS đánh dấu bước ngoặt cho dòng xe đa địa hình đường trường. Với động cơ boxer làm mát bằng dầu đem lại sự ổn định và sức mạnh, sẵn sàng chinh phục những hành trình dài có địa hình đa dạng. Mẫu R1100 GS trở thành mốc dấu thành công lớn của BMW cũng như sự phổ biến của dòng xe Adventure, minh chứng cho thành công đó là chỉ từ năm 1994 tới 1999, BMW đã bán được 39.842 chiếc R1100GS, mẫu R1150 GS bán được 58.023 chiếc trong vòng 5 năm, 17.828 chiếc Adventure cao cấp khác được bán ra trong thời gian này. Adventure trở thành dòng xe thu lại lợi nhuận lớn và thành công của ngành công nghiệp moto.
Mẫu r1200gs của BMW
Trải qua lịch sử hơn 30 năm phải triển mẫu R80 G/S, dòng Adventure GS của BMW đã trở thành dòng xe lịch sử và đem lại doanh số bán hàng ấn tượng. BMW trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong phân khúc siêu xe đường trường đa địa hình.
Kết luận
Cuối cùng sau lịch sử hơn 30 năm phát triển, dòng xe địa hình siêu đường trường đã trở thành một khái niệm chính thống chiếm vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp moto. Một chiếc Adventure hiện đại ngày nay có những cấu hình cơ bản: dễ dàng gắn thêm các phụ kiện phục vụ những chuyến đi xa như thùng để đồ, tư thế lái thỏa mái, kính chắng gió, hành trình giảm sóc lớn, dễ dàng sửa chữa, thay thế, động cơ cỡ lớn, có độ tin cậy cao. Cùng với phong trào du lịch khám phá mạo hiểm, những chiếc Adventure đã trở thành biểu tưởng cho sự tự do, khám phá!
Nguồn: songmoi.vn
Có thể bạn quan tâm: