Về cơ bản, gương chiếu hậu lắp trên phương tiện giao thông đường bộ phải đáp ứng được các yêu cầu chính sau đây:
(Ảnh minh họa).
- Tất cả các gương chiếu hậu đều phải điều chỉnh được một cách dễ dàng quanh cán gương nhưng cũng không quá rung lắc, lỏng lẻo khi xe chuyển động.
(Ảnh minh họa).
- Phải đảm bảo bền khi bị chèn ép hoặc va chạm. Khi bị vỡ thì các mảnh kính văng ra phải hạn chế tối đa việc gây sát thương cho người điều khiển phương tiện cũng như những người khác.
(Ảnh minh họa).
- Bề mặt phản xạ của gương phải có hình dạng phẳng hoặc cầu lồi tuỳ theo các loại gương. Diện tích cũng như dạng bề mặt của gương phải giúp cho người lái xe dễ dàng quan sát qua gương phía trước bánh xe, xung quanh xe, phía sau xe cũng như phía sau ở trong xe.
Mức phạt khi phạm lỗi không gương:
Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có ghi rõ, mức xử phạt với hành vi lái xe máy không gương sẽ là từ 80.000 đến 100.000 đồng. Cụ thể:
Điều 17: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.
Khoản 1: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng”.
Như vậy, mức phạt hiện nay về lỗi không gương đối với người đi xe máy sẽ là 80.000 đến 100.000 đồng và chỉ áp dụng phạt với lỗi không có gương bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng.
Tóm lại:
Như vậy, các bạn nên lắp gương chiếu hậu để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, cùng với đó không bị cản trở di chuyển khi bị cảnh sát giao thông dừng xe.
Nguồn : Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm: