Phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Nguyễn Khắc Chiến (Thị trấn Đoan Hùng - Phú Thọ) cho biết: Cuối tháng 10/2012, gia đình anh Chiến mua xe máy sh 125c tại head Honda Thành Công, địa chỉ thị trấn Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
“Xe mua cho vợ tôi đi làm, việc đi lại chủ yếu gần nhà, đến nay mới đi được 2.300 km đã gặp sự cố”, anh Chiến bức xúc.
Theo đó, ngày 7/3 vừa qua, vợ anh sử dụng xe SH đi ăn cưới. Lúc về, vợ anh Chiến vừa nổ máy thì xe bị khựng lại, bánh xe sau không nhúc nhích. Sau đó phải nhờ người khênh chiếc SH lên xe bò chở đến một hiệu sửa xe gần đó.
Sau sự cố, gia đình anh Chiến đã liên hệ head honda Thành Công vì xe vẫn đang trong thời hạn bảo hành. Cửa hàng này cũng đã cử nhân viên đến tìm hiểu vụ việc.
Hiện trạng xe SH của gia đình anh Nguyễn Khắc Chiến khi tháo côn ra (ảnh do anh Chiến cung cấp)
“Nhân viên Công ty Thành Công đến, tháo máy thấy vỡ vụn bên trong. nhân viên này cho biết, nếu sự cố xảy ra khi xe đang chạy trên đường chắc chắn bị tai nạn. Sau đó, nhân viên Công ty Thành Công gọi điện về HEAD nhưng công ty cho rằng, lỗi này do người sử dụng và từ chối bảo hành", anh Chiến nói.
Trong khi đó, theo quy định về chế độ bảo hành, bảo dưỡng của dòng xe SH, xe của anh Chiến sẽ được Honda bảo hành toàn bộ lỗi kỹ thuật theo hai hình thức: Thứ nhất bảo hành theo thời gian, cụ thể bảo hành 2 năm. Thứ hai bảo hành theo số km đã đi, cụ thể bảo hành 20.000km đầu tiên.
“Chiếu theo quy định, xe honda sh của tôi phải được bảo hành, vì tính về số km hay thời gian đều nằm trong thời gian được bảo hành. Hơn nữa lỗi xảy ra nằm trong bộ phận máy, không phải bên ngoài nên không thể do người sử dụng được”, anh Chiến lập luận.
Vì thế anh Chiến đưa ra nghi ngờ về chất lượng xe SH đồng thời cách giải quyết của Honda Việt Nam là không thỏa đáng, không đúng với quy định bảo hành mà hãng này đã đưa ra.
Anh Chiến cho rằng côn cảu bánh sau xe SH gia đình anh bị vỡ là do lỗi nhà sản xuất
Sau khi Honda trả lời lỗi của xe SH của anh Chiến không được bảo hành, Công ty Thành Công đưa ra hướng giải quyết vấn đề là hỗ trợ 50% chi phí sửa chữa nhưng anh Chiến không đồng ý.
Trở lại vấn đề nguyên nhân dẫn đến bát côn có thể bị cháy, gây chảy lá côn, trưởng bộ phận kỹ thuật của HEAD Honda Thành Công cho rằng: Bản thân xem có kết cấu phanh đĩa, nếu điều khiển xe nhất lại là con gái, không để ý, lúc nào cũng đặt tay lên tay phanh có thể khiến má phanh bó lại. Trong quá trình chạy, với đoạn đường từ 3-4km sẽ dẫn đến má phanh nóng quá, chảy ra. "Cái đấy là đi quá nhiệt gây nóng quá nên nó bị chảy, bởi vì ba cái guốc lá côn nó bằng nhôm", ông Việt lý giải.
Khi phóng viên hỏi về chế độ bảo hành với xe SH, anh Việt xác nhận thời gian bảo hành 2 năm và bảo hành trong 20.000 km đầu tiên. Chế độ bảo hành áp dụng cho tất cả các lỗi do nhà sản xuất, các chi tiết được bảo hành đều nằm trong sổ bảo hành của xe.
Về lập luận của gia đình anh Chiến cho rằng, côn bánh sau xe SH bị vỡ là do lỗi của nhà sản xuất, ông Trần Đức Việt khẳng định không thể có chuyện vỡ vì nếu vỡ cũng không thể vỡ đều như thế.
Về trả lời của đại diện HEAD Honda Thành Công cũng như phương án hỗ trợ gia đình anh 50% chi phí sửa chữa, anh Chiến xác nhận đúng nhưng anh cho rằng đây là do lỗi nhà sản xuất. "Vấn đề ở là trách nhiệm của Honda với sản phẩm của mình khi đến tay người tiêu dùng", anh Chiến nói.
Trong khi đó, phân tích về sự cố xe Honda SH của anh Chiến cũng như cách lý giải của ông Trần Đức Việt về việc bát côn của bánh sau xe SH bị cháy dẫn đến nhiệt lớn lá côn bị chảy, anh Thiệp - chủ một cửa hàng sửa chữa xe máy tại Tây Hồ cho rằng lý giải này chưa hợp lý.
Theo anh Thiệp, hiện tượng xe SH của anh Chiến xảy ra do nhiều nguyên nhân, kết cấu của côn xe gồm là côn được thiết kế bằng ferado nó có thể chịu cả lửa cả nhiệt không thể chảy được. Nó nóng thì chỉ bị mòn khi bóp phanh già (bóp phanh lâu, bóp phanh chắc – PV) nhiều bị mòn .
Trường hợp bị vỡ có thể do do bộ búa của côn sau làm bằng hợp kim nhôm nhưng không đạt chất lượng.
“Cần phải nhìn thực tế xem đúng là nó chảy không hay bị vỡ, kể cả bóp phanh liên tục cũng chưa bao giờ xảy ra việc chảy nhôm, lực ma sát của phanh dù có nóng cũng không bao giờ chảy được cái nhôm đó. Ví dụ việc đưa nhôm vào máy mài không thể chảy được, chỉ có thể mòn đi vì nhôm là vật liệu chịu ăn mòn. Nhôm chỉ là thành phần cấu tạo xương còn phần tiếp xúc bằng ferado, còn không có lá côn nào làm bằng nhôm cả. Hơn nữa người sử dụng xe chỉ khi cần mới bóp phanh không ai vừa điều khiển xe vừa bóp phanh cả, giải thích như vậy không hợp lý”, anh Thiệp cho biết.
Nguồn: giaoduc
Có thể bạn quan tâm: