Khi đi qua đoạn đường ngập nước, phải vặn tay ga lớn hơn bình thường. Giữ nguyên tay ga để hơi
trong ống pô luôn duy trì ở trạng thái đẩy khí ra ngoài, tránh hiện tượng nước tràn vào ống pô, gây chết máy
Bảo dưỡng hệ thống làm mát: Mùa hè, xe ga làm mát bằng két nước như Honda SH, PS, Dylan… thường dễ cháy két nước làm mát do người sử dụng không kiểm tra nước làm mát và bảo dưỡng hệ thống làm mát định kỳ. Do đó, những loại xe này, cứ sau khoảng 3.000 km thì cần bảo dưỡng, thay nước làm mát, súc rửa lại két nước, kiểm tra, điều chỉnh lại rơ le gió và van đóng mở két nước, làm sạch bụi bẩn ở quạt gió và két nước để tăng hiệu quả làm mát…
Cứ sau khoảng 3.000 km thì cần bảo dưỡng, thay nước làm mát, súc rửa lại két nước, kiểm tra,
điều chỉnh lại rơ le gió và van đóng mở két nước - ảnh minh họa
Bảo vệ ắc quy: Với ắc quy khô, trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam, các thiết bị điện tử “ăn” điện từ ắc quy như: đèn pha, xi nhan, còi… rất dễ bị hỏng hóc, thậm chí xuống cấp nhanh hơn ắc quy. Các thiết bị này hỏng cũng sẽ làm hỏng ắc quy.
Do đó, ngoài kiểm tra ắc quy, nên kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống điện khác khi bảo dưỡng xe định kỳ.
- ảnh minh họa
Với ắc quy nước, nước trong ắc quy sẽ bay hơi trong quá trình sử dụng. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra điện áp và lượng nước trong bình mỗi khi thay dầu xe hoặc khi không sử dụng xe trong thời gian dài.
Khi xe ngập nước: Khi đi qua đoạn đường ngập nước, phải vặn tay ga lớn hơn bình thường. Giữ nguyên tay ga để hơi trong ống pô luôn duy trì ở trạng thái đẩy khí ra ngoài, tránh hiện tượng nước tràn vào ống pô, gây chết máy. Nếu xe chết máy do ngập nước, phải lập tức thay dầu máy, dầu hộp số. Bởi khi xe chết máy nước sẽ xâm nhập vào khoang máy theo chiều hút của hơi và làm mất tác dụng của dầu bôi trơn, gây rỉ sét các chi tiết trong động cơ và làm hỏng máy. (Sưu tầm)
Có thể bạn quan tâm: