Tìm hiểu Biên niên sử 500GP - The Unridables.
Yamaha 0W35K.
Kết quả đúng như kì vọng, chiến thắng ngay chặng đua ở Làn Phân GP. Không dừng lại ở đó, 1 tuần sau ở Czech GP, mẫu xe đua mới 0W35K lại tiếp tục làm fan hâm mộ nhảy lên vì sung sướng, tuy nhiên việc phát huy quá độ đã làm hỏng chiếc xe. Chiếc 0W35K và YPVS thời điểm đó vẫn còn nhiều khuyết điểm trong thiết kế, dẫn đến xe gặp rất nhiều trục trặc. Để lắp được hệ thống YPVS lên xe, Yamaha phải làm một cái “flange” ở mặt trước của cylinder để có thể bắt nó vào crankcase, tuy nhiên vì một lí do nào đó, các kỹ sư Yamaha không làm luôn cái flange ở mặt sau của cylinder luôn mà vẫn bắt ốc như bình thường, và tất nhiên 2 kiểu bắt ốc khác nhau làm cái cylinder nó không cân, khi xe chạy lực tác động đến 4 con ốc không đều và cylinder bị nứt hoặc piston bị bó. Và kết cục, Suzuki thắng 8/10 chặng, Yamaha 2/10.
Suzuki RG500.
Sở dĩ cái xe này nó có đến 32-valve, 2 connecting rods/piston, piston lại hình oval là do Honda biết, để làm 1 chiếc 4T mạnh như 2T ở cùng dung tích, nó buộc phải rev cao gấp đôi, và muốn rev cao thì nhiều máy sẽ dễ dàng hơn, 1 con V8 sẽ là tuyệt vời, nhưng sân chơi nào thì cũng có luật của nó, không như những năm 60, giờ đây mỗi động cơ chỉ được phép có tối đa 4 piston, thế nên Honda thực sự làm 1 cái động cơ V8 rồi ghép 2 piston/cylinder lại làm 1, còn lại vẫn dùng 2 con rods, mỗi máy bây giờ thay vì 4-valve thì sẽ là 8-valve.
Honda nhìn chung là rất tự hào về công nghệ mới trên chiếc NR500, bản thân chữ NR cũng mang ý nghĩa là New Racer/New Racing. Thế nhưng đối với tất cả mọi người thì NR mang ý nghĩa Never Ready nhiều hơn. Không thể phủ nhận rằng NR500 là chiếc xe cực kì tiên tiến ở thời điểm đó (và thậm chí là cả bây giờ) và nó là 1 cái xe cực kì mạnh, tuy nhiên nó khó chạy, chưa kể phiên bản đầu tiên của NR500 với bộ khung/vỏ liền khối làm cho việc sửa xe gần như là vô cùng nhức đầu, muốn sửa chữa gì phải tách máy ra khỏi khung, thậm chí là thay cái jet trong chế hòa khí cũng phải tháo tung ra. Honda lúc đó ngoài đội kỹ thuật làm việc buổi sáng tại trường đua thì còn có 1 đội khác làm ban đêm để rebuild máy do mỗi lần tháo ra lắp vào thường mất khoảng 10 tiếng. Quá nhiều công sức bỏ ra để cái xe có thể hoạt động được. Nhưng kể cả khi xe cộ ngon lành rồi, thì để đẩy nổ được cái xe này là cả 1 vấn đề. Do tỷ số nén cao, piston RẤT LỚN kèm với việc dưới 7.000 rpm xe không nổ được nên rất nhiều chặng các tay đua của Honda phải xuất phát ở vị trí cuối cùng.
Với đa số mọi người, NR500 sẽ được coi là thất bại, tuy nhiên với Honda, NR500 là một bài học mà cả tập đoàn sẽ không bao giờ quên, và cũng có thể nói, NR500 là kẻ đặt nền móng cho HRC, cho NSR500 cũng như cho RC213V mà Marquez chạy ngày nay. Nỗ lực của Honda khi đem xe 4T ra chọi nhau với 2T chính thức kết thúc sau 2 mùa giải nhưng từ bỏ GP thì "không". Cuộc chiến giữa Suzuki và Yamaha tiếp tục kéo dài từ năm 79 đến tận 1982 mới chấm dứt, với 4 chức vô địch chia đều cho cả 2 nhà sản xuất, tuy nhiên GP giờ đây đã không còn như xưa nữa, một thế lực mới xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc một giai đoạn mới được mở ra. Sự góp mặt của Honda cũng như cái chết của NR500 có thể coi như sự kết thúc của giai đoạn đầu tiên trong kỷ nguyên 2T cũng như kết thúc của biên niên sử 500GP.
Phiên bản cuối cùng của Honda NR500, full carbon nhưng chưa bao giờ được đua.
Honda NR500.
Nguồn: Vietnam Motorsport Club
Có thể bạn quan tâm: