Với lon Coca-Cola nhẹ bẫng dù chưa bật nắp, anh Hưng cho biết: "Tôi muốn sự trao đổi phải có tầm tương xứng (trong khuôn khổ pháp luật không cấm)".
Khách hàng yêu cầu Coca-Cola bồi thường thỏa đáng
Việc khách hàng Nguyễn Thế Hưng (Hải Dương) phát hiện lon Coca-Cola chưa bật nắp nhưng lại không có nước bên trong đã nhận được sự chú ý của dư luận trong thời gian gần đây.
Trong một lần tiếp xúc với đại diện của hãng, chủ nhân lon Coca-Cola này cho biết, anh đã nói đùa rằng muốn đổi lon nước lấy 100 triệu đồng hoặc 1 chiếc iPhone 6.
Động thái này có nhiều điểm tương đồng với vụ chai nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng của Tân Hiệp Phát xảy ra hồi tháng 2/2015.
2 vụ việc trên giống nhau ở chỗ, người tiêu dùng mua phải một sản phẩm lỗi nhưng giữa khách hàng và nhà sản xuất chưa tìm được tiếng nói chung.
Tuy nhiên, vụ con ruồi được phát hiện trong chai nước của Tân Hiệp Phát, sản phẩm này sẽ gây hại trực tiếp đối với sức khỏe người dùng.
Còn lon nước ngọt không ruột của Coca-Cola mặc dù không gây ảnh hưởng tới sức khỏe khách hàng nhưng lại gây bức xúc cho người mua khi bỏ tiền oan ra mua sản phẩm lỗi.
Với lon Coca-Cola nhẹ bẫng dù chưa bật nắp, anh Hưng cho biết: "Tôi muốn sự trao đổi phải có tầm tương xứng (trong khuôn khổ pháp luật không cấm)".
Theo Điều 8, Quyền của người tiêu dùng quy định, khách hàng được phép:
“Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết”.
Với lon Coca-Coca lỗi, khách hàng tên Hưng bày tỏ mong muốn hãng phải có sự bồi thường, thương lượng thỏa đáng trước khi anh cho phép nhà sản xuất thu hồi lon nước này về để kiểm nghiệm.
Tuy nhiên, anh Hưng cho biết, anh "không dại giẫm vào vết xe đổ như của khách hàng trong vụ “con ruồi giá 500 triệu đồng” của Tân Hiệp Phát".
Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đã nhận định: "Nếu con ruồi trong chai nước uống Number One của Tân Hiệp Phát là có thật thì đây là vấn đề dân sự.
Anh ta có quyền thương lượng với công ty sản xuất sản phẩm. Nếu không thương lượng được thì các bên ra tòa án giải quyết.
Còn nếu anh này tạo ra con ruồi rồi tống tiền doanh nghiệp thì mới có dấu hiệu hình sự của tội "Cưỡng đoạt tài sản"".
Cũng tương tự, với trường hợp lon Coca-Cola không nước, anh Hưng cho rằng, anh có quyền thỏa thuận, trao đổi thương lượng dựa theo luật bảo vệ người tiêu dùng. (Theo Báo Mới).
Các bác có thể xem bài gốc tại đây.
Có thể bạn quan tâm: