Dù Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng đã phủ nhận thông tin này, nhưng lịch sử tăng giá xăng đã chứng kiến không ít lần tin đồn giá xăng tăng bị bác bỏ sau đó lại thành sự thực.Còn nhớ vào thời điểm này năm ngoái, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu. Kết quả là thuế bảo vệ môi trường đã tăng gấp 3 lần, từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng.
Việc tăng các mức thuế quanh giá xăng để đảm bảo nguồn thu ngân sách, vốn đang hao hụt nặng khi giá dầu giảm liên tục trong năm qua.
Hiện tại, các loại thuế, phí cho mỗi lít xăng ở Việt Nam đã ở mức rất "đáng kể". Tính toán dựa theo bảng giá cơ sở của Hiệp hội xăng dầu công bố trong lần điều chỉnh giá xăng gần nhất cho thấy, có 4 loại thuế xăng A92 Việt Nam đang bị tính, bao gồm:
- Thuế nhập khẩu được tính ở mức 20%, tương đương, 1.185 đồng/lít
- Thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, tương đương 711 đồng/lít
- Thuế bảo vệ môi trường cố định 3.000 đồng/lít
- Thuế giá trị gia tăng là 1.250 đồng/lít.
Cộng gộp các khoản thuế, phí kể trên lên đến 7.796 đồng/lít, tương đương 56,6% giá bán lẻ xăng.
Nếu thuế bảo vệ môi trường tăng từ 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít, tiền thuế đóng cho mỗi lít xăng của người dần sẽ là 8.796 đồng/lít, tương đương gần 60% giá bán lẻ.
Ngược lại, nếu loại bỏ các yếu tố thuế phí, giá xăng ở Việt Nam sẽ chỉ khoảng 6.000 đồng/lít.
Tất nhiên không bao giờ có chuyện loại bỏ hoàn toàn thuế phí đánh vào xăng dầu, nhưng cũng có một số khoản khiến không ít người thắc mắc. Chẳng hạn, lợi nhuận định mức 300 đồng cho mỗi lít xăng để đảm bảo DN xăng dầu luôn có lãi (?).
Về mức thuế môi trường, loại thuế đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong các loại thuế phải đóng cho mỗi lít xăng, đại diện Bộ Tài chính từng khẳng định, việc tăng thuế môi trường không ảnh hưởng, làm tăng giá bán lẻ xăng dầu.
Thậm chí Bộ tài chính còn cho rằng, mức tăng thuế bảo vệ môi trường như trên vẫn thấp hơn mức thuế nhập khẩu.
Tô Mạn
Theo Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Có thể bạn quan tâm: