Nhớt láp tại sao lại có chỉ số cao hơn nhớt máy và liệu có ảnh hưởng đến động cơ tay ga
Chỉ số nhớt láp cũng là SAE giống như nhớt máy
Vai trò của nhớt láp yêu cầu cần phải có độ đặc cao
Cấu tạo bên trong bộ láp xe tay ga
Hộp số của xe tay ga hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là bộ láp có cấu tạo từ bạc đạn và các bánh răng truyền động. Các bánh răng truyền động này ăn khớp với nhau rất chuẩn và gần như không có độ rơ, nhớt láp sẽ được các bánh răng khi xoay hất lên để bôi trơn chứ hoàn toàn không có hệ bộ phận bơm nhớt dẫn truyền nên khi nhớt láp hụt thì bánh răng lẫn bạc đạn đều rất nhanh hư. Cấu tạo bên trong bộ láp xe tay ga
Đó là lý do nhớt láp xe tay ga cần phải có độ đặc cao, để hạn chế tối đa tình trạng hao hụt trong quá trình sử dụng. Đảm bảo khả năng bôi trơn giữa các bánh răng diễn ra hiệu quả khi dẫn truyền lực kéo, làm chậm sự hao mòn giữa các bánh răng nhưng hoàn toàn không làm giảm công suất động cơ.
Chỉ số chịu tải GL4 của nhớt láp Liqui Moly
Sử dụng nhớt máy đổ vào láp xe tay ga được không?
Nhớt máy thực tế cũng có thể sử dụng cho bộ láp, tuy nhiên chỉ dừng ở mức 'có thể' bởi vì nhớt máy loãng hơn nhớt láp rất nhiều. Hoàn toàn không tốt cho bộ láp xe tay ga vì không thể bôi trơn tối ưu, tuổi thọ không cao khi hoạt động trong môi trường cần chịu tải.
Nhớt láp sẽ cần thay thế định kỳ sau khoảng 2 lần hoặc 3 lần thay thế nhớt máy, trước đến nay mình vẫn áp dụng công thức dễ nhớ là 2 lần thay nhớt máy 1 lần thay nhớt láp để bảo đảm độ bền của bộ láp trên xe tay ga đồng thời còn hạn chế được hiện tượng hú láp.
Nguồn tham khảo : truongphuc.t24 (TikTok)
Có thể bạn quan tâm: