Ngay từ định nghĩa xe máy Phân khối lớn cũng đã gây nhiều tranh cãi. Xe PKL cũng có thể là xe trên 50cc . Xe 125cc cũng có thể cho là xe PKL... Điều này không sai (nhất là đối với các em học sinh tuổi dưới 18). Vậy trong bài viết này, để các bạn dễ hình dung, chúng ta cứ quy tạm xe PKL là xe trên 175cc .
1/ Sport-bike
Là dòng xe thể thao được cấu tạo với mục đích chạy nhanh, thậm chí cực nhanh. Với thiết kế khí động học tối đa, dòng xe này dành cho những người thích trải nghiệm tốc độ cao... hoặc đơn giản hơn là dành cho cụ nào thích cái dáng "chổng *ít lên giời" .Dòng Sport- bike này rất dễ nhận biết với những đặc điểm như cụm tay lái được hạ thấp, kính chắn gió cao, người ngồi có dáng chồm hẳn lên phía trước, trọng tâm ngồi cao, xe nhiều vỏ nhựa để tối ưu hóa lực cản gió...
Khi di chuyển với tốc độ trung bình trong phố, dòng xe này dễ gây mỏi cho người lái. Cơ mà khi ra đường trường, chất lượng đường tốt thì loại này được cho là nhanh nhất bởi gia tốc lớn, đạt được tốc độ cao... sẽ mang đến cho người lái những trải nghiệm phấn khích vô cùng. Nhưng nếu cung đường quá xa, đường xấu... thì dòng này cũng sẽ là ác mộng với cái lưng mỏi, cổ tay tê rần...
Những mẫu Sport-bike cho phép người lái có thể chạy ở dải vòng tua lớn (thường là trên 10.000 vòng/ phút) nhằm mục đích duy trì/ phản ứng với tốc độ cao. Đảm bảo cho chiếc xe sẵn sàng “dựng ngược” lên bất cứ lúc nào.
Cũng phải thêm một chú ý nữa cho các bác là dòng xe này chỉ dành cho người lái. Vị trí ngồi sau là nơi nguy hiểm bởi thiết diện yên sau rất bé, vị trí ngồi cao, người ngồi sau chỉ tỳ tay được vào bình xăng, khó thể ôm người lái được (nếu không muốn khi phanh làm ông lái dập cờ-him).
Đa số các thương hiệu PKL đều có đại diện dòng sport-bike cho mình và coi đó là chuẩn mực, niềm tự hào của hãng. Một số cái tên đình đám ta có thể điểm qua như :
+ Honda : CBR600RR; CBR1000RR...
+ Yamaha : YZF-R1; YZF-R6...
+ Suzuki : GSX-R 600; GSX-R750; GSX-R1000...
+ Ducati : 848; 1098; 1198s... và mới nhất là 1199 Panigale.
+ BMW : S1000RR,và mới nhất là HP4
+ Kawasaki : ZX-6R; ZX-10R...
Dưới đây là hình ảnh những mẫu sport-bike :
Ducati 1199 Panigale R 2013
MV Agusta F3 2013
Naked có nghĩa là trần truồng, trần như nhộng. Gắn thêm “-bike” vào sau nhằm ám chỉ đến loại xe được lược bỏ bớt phần vỏ ( quần áo) bên ngoài, khoe ra khối động cơ mạnh mẽ và gần như là toàn bộ. Đa số dòng này chỉ còn vỏ nhựa (hoặc sắt) ở bình xăng, dè trước, sau… Cũng dễ hiểu vì tính khí động học không phải là yếu tố tiên quyết mà nhà sản xuất hướng tới.
Là dòng xe được thiết kế với mục đích giúp người lái di chuyển dễ dàng, linh hoạt hơn trong điều kiện đô thị hoặc giữa các thành phố. Đa số dòng Naked-bike của các hãng đều được thừa hưởng nguyên khối động cơ của dòng Sport-bike với một vài giới hạn nhất định (mã lực, mô-men xoắn...). Người lái vừa có thể di chuyển cà phê cà pháo trong phố, vừa có thể trải nghiệm tốc độ cao ngoài đường trường. Tuy nhiên, khi chạy với tốc độ cao (ngoài 100km/h), người lái sẽ có cảm giác mau chóng mệt hơn (do bị "ăn gió" nhiều hơn Sport-bike).
Điều dễ nhận biết ở dòng xe này là cụm tay lái được đưa lên cao hơn so với sport-bike, dáng ngồi lưng thẳng hơn.
Khác với Sport-bike, vòng tua máy của Naked-bike thường bị giới hạn ở mức dưới 10.000 vòng/ phút, có xe thậm chí thấp hơn nhiều (như ông Ducati chẳng hạn). Do đó, người lái dễ chạm “redline” hơn và có những cú bứt tốc (đề-pa) uy lực hơn. Về vấn đề này hơi quá chuyên sâu nên em mạn phép đi loanh quanh ở ngoài .
Một số đại diện chúng ta có thể thường thấy của dòng Naked-bike là :
+ Honda : CB400; CB600F; CB1000R...
+ Yamaha : FZ6; FZ1; FZ8...
+ Suzuki : GSR600; GSR750...
+ Ducati : Monster 696, 796, 1100S... và mới đây nhất tại VN là Monster 795.
...
Hình ảnh :
Kawasaki Z1000
Có thể bạn quan tâm: