Có thể thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến khoảng cách phanh của một chiếc xe máy nói chung sẽ bao gồm tốc độ và trọng lượng của xe. Các yếu tố phụ gồm có lực ma sát, lốp, hệ thống phanh hay yếu tố khí động học, thậm chí là cả hệ thống treo... Ở đây giả định các yếu tố kỹ thuật nêu trên đều đạt chuẩn.
Nếu anh em đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông hoặc ô tô, xe máy ngược chiều lấn đường thì theo phản xạ tự nhiên, người lái sẽ thực hiện thao tác phanh gấp. Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp.
Đây cũng là lý do anh em chạy xe trên đường núi quanh co nên cẩn thận, chạy tốc độ vừa phải để vẫn có thể làm chủ được tốc độ và hóa giải được các tình huống khẩn cấp. Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, tư thế ngồi lái cũng rất quan trọng và dưới đây là một số lời khuyên dành cho anh em:
Quan sát từ xa
Trước khi vào cua, người lái chú ý quan sát khúc cua từ xa và xem khúc cua rộng hay hẹp, quãng đường dài hay ngắn, mặt đường có dấu hiệu gồ ghề, trơn trượt gì không.Giảm tốc độ xe trước khi vào cua
Nên giảm tốc độ xe trước khi vào cua. Khi vào cua có độ xuống dốc lớn thì ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, đồng thời chuyển cần số xuống vị trí số thấp để phanh động cơ can thiệp kìm hãm tốc độ xe. Điều này giúp người lái dễ dàng làm chủ tốc độ, có thời gian quan sát và xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống bất ngờ. Không nên chạy tốc độ cao rồi cua gấp khi vào cua bởi rất dễ khiến bị lệch hướng dẫn đến khó kiểm soát, thậm chí mất lái.
Bóp phanh từ từ
Không nên bóp thật nhanh và mạnh
Nên biết dự đoán trước
Nên Luyện tập thường xuyên
Nguồn: Tham khảo
Có thể bạn quan tâm: