Đèn trang trí hay đèn trợ sáng gắn trên xe máy - ô tô có được gọi là Phạm Luật.
Lắp thêm đèn chiếu sáng phía sau: Mức phạt với xe máy từ 100.000đ-200.000đ; ô tô từ 800.000 – 1.000.000đ, tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, tịch thu đèn vi phạm. (Ngoài ra không còn mức phạt với lỗi lắp thêm đèn nào khác).
Căn cứ vào Luật GTĐB 2008, Tiêu chuẩn 22 TCN 224-2001 và Thông tư 46/2016 như trên thì rõ ràng:
Chỉ có lỗi lắp thêm đèn chiếu sáng phía sau (cho cả ô tô và xe máy) mới có chế tài phạt, mà đèn đó phải là ánh sáng trắng (có thể hiểu là cả ánh sáng trắng vàng), những ánh sáng mầu khác không được coi là đèn chiếu sáng. Vì ánh sáng trắng nó sẽ làm chói mắt, gây mù tức thời, rất nguy hiểm cho người đi phía sau không xác định được chướng ngại vật phía trước, dễ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Gắn đèn trợ sáng có thể gây chói mắt người đi ngược chiều.
Ngoài đèn chiếu sáng lắp thêm phía sau, những đèn khác lắp thêm là không có chế tài xử phạt. Đồng thời Luật GTĐB và Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 224-2001 cũng chỉ qui định là lắp “đủ” và lắp “đúng” (không được bỏ bớt hoặc lắp đặt lại sai so với hồ sơ kỹ thuật), chứ không nói đến lắp “thừa”. Chỉ lưu ý khi lắp thêm hãy tuân thủ phương của chùm sáng theo tiêu chuẩn qui định trên.
Không thể coi việc lắp thêm đèn các loại là thay đổi kết cấu xe, vì mức phạt thay đổi kết cấu xe rất nặng: 800.000đ-1.000.000đ đối với xe máy; 6.000.000đ-8.000.000đ đối với ô tô cá nhân (tổ chức là 12.000.000đ-16.000.000đ). Nếu coi việc lắp thêm đèn là thay đổi kết cấu xe thì tại sao lỗi lắp đèn chiếu sáng phía sau (có thể hiểu là lỗi nguy hiểm nhất trong các lỗi lắp thêm đèn) không qui luôn vào lỗi thay đổi kết cấu xe mà lại phải có qui định riêng với mức phạt thấp hơn lỗi thay đổi kết cấu xe?
Thay đổi kết cấu của xe máy, ô tô (xe cơ giới) được hiểu theo Nghị định 46/2016 là:
Tự ý thay đổi khung, tổng thành khung, máy, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hình dáng, kích thước, cải tạo kết cấu, tính năng sử dụng, đặc tính của xe (tức là chỉ những bộ phận liên quan trực tiếp đến hệ thống vận hành của xe), một trong những bộ phận này thay đổi sẽ làm sai lệch hệ số an toàn của cả hệ thống do nhà sản xuất đã tính toán và đăng ký.
Và để xác định được lỗi “cải tạo kết cấu, thay đổi kết cấu” thì đòi hỏi cần phải có một ban bệ cùng những thủ tục rất phức tạp để xác định mức độ, chứ không đơn giản chỉ nhìn bằng mắt rồi ghi biên bản vi phạm được.
Gắn đèn trợ sáng chưa được là Thay Đổi Kết Cấu.
Hơn nữa, cụm từ “thay đổi kết cấu” hay được dùng do quen miệng, chứ hoàn toàn không thấy có “Lỗi thay đổi kết cấu xe” trong Nghị định 46/2016 của Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm: