Tại sao phải 'cân bằng động' bánh xe sau khi thay lốp?
Cụ thể hơn, nếu để ý có thể thấy, ở phía trong và trên vành bánh xe vừa mua từ hãng ra thường có những miếng dán kim loại. Đây là những miếng chì có khối lượng từ 5 - 20 gram với nhiều kích thước khác nhau được sử dụng với mục đích chính là cân bằng và giữ ổn định mâm xe khi vận hành.
Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng chủ xe sẽ phải tháo lốp để vá thủng hoặc thay mới. Điều này sẽ khiến mâm / vành xe mất đi mất đi điểm nặng nhất ban đầu, do đó cục chì trên mâm xe sẽ mất đi chức năng giúp cân bằng trọng lượng của bánh xe và lốp xe, mất đi lực được phân bố đều xung quanh trục của bánh xe.
Sau một thời gian dài chạy xe, khi bánh xe không ở trạng thái cân mâm chì hoàn hảo sẽ xảy ra các hiện tượng như:
- Bánh xe bị hiện tượng lạng, rung lắc hay dễ mất kiểm soát
- Tay lái và khung xe bị rung, tạo tiếng ồn
- Lốp mòn nhanh, mòn không đều, nguy hiểm và nhanh hỏng
Vì vậy, sau khi tháo lắp cụm bánh xe xong người ta thường đưa vào máy để kiểm tra sự ổn định động (tức cân mâm bấm chì) của cụm bánh xe.
Khi phát hiện ra sự chênh lệch, máy sẽ hiển thị chính xác vị trí cấn dán chì, hoặc bấm chì lại. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng các miếng sắt có tác dụng tạo cân bằng khi bánh xe làm việc để chỉnh lại giúp xe an toàn hơn.
Tuy nhiên biện pháp này sẽ hữu hiệu trên ô tô và mô tô PKL, và đối với những anh em sử dụng xe máy PKN không cần quá nghiêm trọng về việc Cân bằng động bánh xe khi vá lốp, thay lốp xe,...Vì nó không có nhiều tác dụng và khó có thể cảm nhận được với tốc độ trung bình của xe máy PKN.
Tuy nhiên những anh em sử dụng mô tô PKL phải hết sức chú trọng về vấn đề này vì thường xuyên sử dụng ở tốc độ cao và cần độ ổn định. Nên kiểm tra và cân mâm định kỳ để đảm bảo khả năng hoạt động cùng độ an toàn cho cả xe và người lái.
Có thể bạn quan tâm: