Xe Yamaha Exciter độ
Bài viết độ xe và xe độ của mình sẽ gồm các phần sau:
1. Độ xe là gì?
2. Các cấp độ của độ xe.
3. Tại sao phải độ xe?
4. Các phong cách độ xe cơ bản:
a. Độ kiểng (độ dàn ngoài)
b. Độ máy (độ nội công)
c. Độ đèn (cũng thuộc độ dàn ngoài)
d. Độ đi tour - phượt (dàn ngoài + nội công)
Và còn nhiều phong cách độ khác nhưng ít phổ biến nên xin phép không bàn đến nhé!
5. Ưu - nhược điểm của độ xe?
Mình xin đi vào chi tiết !
1. "Độ xe" là gì?
- Độ xe là từ ngữ chung chung dùng để chỉ động thái làm cho chiếc xe có một cái gì đó khác đi so với nguyên bản mà nhà sản xuất bán ra thị trường. :cool:
- Độ xe theo định nghĩa của các anh "Hugo" thì được các anh gọi bằng mỹ từ là "Thay đổi kết cấu xe" (dù có khi cái món độ đó nó ko có ăn nhậu gì tới cái kết cấu của xe cả) :@@:
1. Độ xe là gì?
2. Các cấp độ của độ xe.
3. Tại sao phải độ xe?
4. Các phong cách độ xe cơ bản:
a. Độ kiểng (độ dàn ngoài)
b. Độ máy (độ nội công)
c. Độ đèn (cũng thuộc độ dàn ngoài)
d. Độ đi tour - phượt (dàn ngoài + nội công)
Và còn nhiều phong cách độ khác nhưng ít phổ biến nên xin phép không bàn đến nhé!
5. Ưu - nhược điểm của độ xe?
Mình xin đi vào chi tiết !
1. "Độ xe" là gì?
- Độ xe là từ ngữ chung chung dùng để chỉ động thái làm cho chiếc xe có một cái gì đó khác đi so với nguyên bản mà nhà sản xuất bán ra thị trường. :cool:
- Độ xe theo định nghĩa của các anh "Hugo" thì được các anh gọi bằng mỹ từ là "Thay đổi kết cấu xe" (dù có khi cái món độ đó nó ko có ăn nhậu gì tới cái kết cấu của xe cả) :@@:
Và do cái định nghĩa "Độ xe" nó rộng như thế nên túm cái váy lại là bất cứ cái gì mà bạn gắn lên xe ngoài những thứ hãng đã lắp sẵn cho bạn khi bạn mua xe thì đó là bạn đã "Độ xe".:p
2. Các cấp độ của độ xe:
Độ xe có rất nhiều cấp. Từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 cho tới cấp.........đại học ;) !!!
Để đánh giá và xếp hạng cấp độ của độ xe là một việc rất khó vì nó khá là mông lung. Do đó, việc phân cấp gần như là theo cảm tính của mỗi người. Tuy nhiên, ta có thể nôm na phân cấp như sau:
+ Cấp 1: Độ (hay thay đổi) dưới 30% thiết kế gốc của xe
Hình minh họa độ xe cấp 1: Thay mâm xe, thay màu sơn + tem xe, thay đổi hình dáng yên xe, v.v...
+Cấp 3: Độ (hay thay đổi) dưới 90% thiết kế gốc của xe
+Cấp...đại học: Độ (hay thay đổi) trên 90% thiết kế gốc của xe.
Hình minh họa độ xe cấp.......đại học: Đại loại là thay đổi gần như toàn bộ chiếc xe
3. Tại sao phải độ xe:
- Lý do tại sao chúng ta độ xe thì có tới 1001 cái lý do nhưng túm lại có thể gói gọn trong một câu là "Không ai hài lòng với những gì mình đang có".
- Lý do thứ nhất nằm ở hãng xe. Bản thân hãng xe khi thiết kế ra một chiếc xe nào đó đều cố tình làm cho chiếc xe đó có cái gì đó chưa hoàn hảo. Tại sao vậy? Tại vì cơ bản trên đời không có gì là hoàn hảo. Hơn nữa, nếu cái gì mà hoàn hảo rồi thì người ta chỉ cần mua 1 lần là xài trọn đời. Đâu ai mua thêm cái khác để làm gì? Và như thế ko lẽ hãng bán đc 1 lần rồi ngáp gió hay sao!? Do đó, hãng luôn ra đời những chiếc xe lúc nào cũng thíu 1 cái gì đó ko "đã" để ngta phải trông chờ vào cái tiếp theo:angry: .
- Lý do thứ hai nằm ở người dùng. Như chúng ta bít "Chín người thì mười ý". Do đó không có cái gì có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Chưa kể tới nhu cầu sử dụng của người dùng cũng 1001 hoàn cảnh khác nhau. Con mắt thẩm mỹ của người dùng cũng hoàn toàn không đồng nhất. Chính vì thế mà người dùng luôn muốn thay đổi cái xe tiêu chuẩn theo ý thích của mình để thõa mãn nhu cầu của bản thân.
4. Các phong cách độ xe:
a. Độ kiểng (hay còn gọi là độ dàn ngoài):
Như tên gọi của nó. độ kiểng tức chỉ thay đổi những gì liên quan tới hình dáng hoặc màu sắc của xe. Độ kiểng tuyệt nhiên không động chạm đến máy móc và các thứ khác có liên quan. Hay nói cho dễ hiểu thì độ kiểng không làm thay đổi "lực" của xe :cool: .
Độ kiểng gồm có những gì?
Độ kiểng bao gồm các hạng mục sau:
- Thay đổi màu sơn xe bằng một màu nào đó khác những màu tiêu chuẩn mà hãng đưa ra
- Thay đổi hoặc dán thêm những mẫu tem xe, những mẫu decal.
- Lắp thêm các phụ kiện inox để trang trí cũng như bảo vệ xe khỏi trầy sướt.
- Thay đổi hình dáng dàn nhựa xe (từ dân gian gọi là "chế mũ")
- Lắp thêm các phụ kiện bằng nhôm, nhựa, carbon, v.v... để trang trí xe
- Lắp thêm các loại đèn màu, đèn chớp, đèn v.v...
- Lắp thêm các loại đồng hồ báo giờ, báo bình, báo số, v.v...
- Và vô số các option khác nhằm mục đích làm cho chiếc xe đẹp hơn (ít ra là trong con mắt của chủ xe).
Xe độ kiểng với màu sơn, bộ số móc, vuốt đít, v.v...b. Độ máy (độ nội công):
Độ máy (hay độ nội công) là thực hiện những thay đổi nhằm tăng công suất máy so với xe zin. Khi một người độ xe tiến hành độ máy thì thường họ sẽ kèm theo độ dàn ngoài để kiểu dáng xe phù hợp với thay đổi bên trong hơn và nhìn "gấu" hơn. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp chủ xe độ máy nhưng lại không động gì tới dàn ngoài vì họ thích che giấu sức mạnh tiềm ẩn bên trong con xe của mình. Tức là theo phong cách "Bề ngoài ngoại thất hoang sơ. Bên trong nội thất nội công bất ngờ" o_O .
Độ máy thường bao gồm các hạng mục sau:
- Đôn dên, chích ắc, xổ trái, v.v...
- Lên nồi, lữa đấu, IC đấu, v.v...
- Lên pô đấu, pô air đấu, v.v...
- Và rất nhiều thay đổi khác liên quan tới máy móc.
Xe độ máy
c. Độ đèn:
Như tên gọi, độ đèn là tất cả các bài độ có liên quan tới.....đèn. Độ đèn cũng thuộc độ dàn ngoài. Các loại đèn thường được dùng là đèn led, đèn chớp, đèn xenon, đèn v.v...Độ đèn tức là gắn thêm 1001 thứ đèn (tùy ý thích mỗi người) lên xe của mình. Độ đèn thường kéo theo độ dàn điện để tăng khả năng tải cũng như tính ổn định của hệ thống điện xe lên cái đống hằm bà lằng đèn vừa lắp thêm. Khi độ đèn cần chú ý tính toán mức tải của mớ đèn lắp thêm để có thể độ dàn điện sao cho hợp lí. Nếu chỉ 1 - 2 cái đèn công suất nhỏ thì không cần độ dàn điện. Ngược lại nếu lắp nhiều đèn hoặc thay đèn zin bằng đèn công suất lớn thì nên độ lại dàn điện cho phù hợp.
Độ đèn thường bao gồm các hạng mục sau:
- Làm đèn nền đồng hồ, kim đèn
- Lên đèn pha xenon, lên gương cầu, mắt thiên thần (Angle Eyes)
- Các loại đèn báo như báo số, báo bình, báo tua máy, v.v...
- Lên đèn sấm chớp, lắp đèn đuôi, đèn trong bánh xe, v.v...
- Thay sạc, làm điện bình, thay bình acqui, làm hệ thống điện, hệ thống công tắc, v.v...
- Và vô vàn các thứ khác có liên quan tới.......đèn
Xe độ đèn
d. Độ đi tour - phượt:
Độ đi tour - phượt tức thực hiện những thay đổi sao cho chiếc xe của bạn được tối ưu hóa khi dùng đi đường xa, đi đường rừng, đi ban đêm, đi.............nói chung là dính tới chử đi! Độ đi tour - phượt thường phối hợp cả độ dàn ngoài và độ nội công nhưng mỗi thứ chỉ sơ sơ một ít để đảm bảo đạt yêu cầu xe mạnh vừa phải, tiện nghi tối đa có thể và phải bền và lì, không được hư hỏng lặt vặt dọc đường.
Những hạng mục độ tour thường gồm:
- Lắp thêm 1001 loại thùng chứ đồ, lắp thêm vô vàn baga, móc, khóa để máng đồ
- Thay đổi dung tích bình xăng hoặc lắp thêm bình xăng phụ để đảm bảo đi đường xa. Thay đổi hệ thống ghế ngồi để tăng tính thoải mái khi chạy xe lâu. Lắp thêm các thiết bị giải trí cũng như các thiết bị định vị vệ tinh, thiết bị dẫn đường, v.v...
- Thay vỏ có ruột bằng vỏ không ruột, lên vỏ lớn hơn và chất lượng cao hơn để có độ bám đường tốt hơn.
- Thay đổi hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đèn báo của xe để đảm bảo độ chiếu sáng ban đêm được tối đa hóa cũng như đảm bảo các xe khác dễ dàng nhận biết xe của mình từ khoảng cách xa.
- Thay đổi nội công xe để tăng sức mạnh của xe. Đảm bảo xe đủ sức vượt qua các địa hình khó như đèo, núi, sông, suối, đường rừng, đầm lầy, v.v...
- Thay đổi hệ thống lấy gió của xe để đảm bảo xe có thể lội sông, lội suối, nước ngập, trời mưa, bão, lên vùng cao có áp suất không khí giảm, v.v...
Và những thay đổi khác phù hợp từng hoàn cảnh riêng.
Xe đi phượt
5. Ưu - nhược điểm của độ xe:Như chúng ta đã biết. Cái gì cũng có hai mặt lợi và hại. Tất cả những thay đổi đều là con dao hai lưỡi mà tùy trường hợp ta sẽ được và mất gì. Cụ thể như sau:
a. Độ kiểng:
Ưu: Tăng tính thẩm mỹ của xe. Làm cho xe chúng ta đẹp hơn (ít ra là trong con mắt của chúng ta).
Nhược: Thẩm mỹ tùy thuộc từng người nên với người khác có khi thay đổi đó lại làm cho xe xấu đi. Nhìn lòe loẹt cải lương. Những thay đổi này sẽ làm cho xe mất zin, nếu sau này có nhu cầu sang nhượng thường xe sẽ bị mất giá (so với xe zin).
b. Độ máy:
Ưu: Tăng công suất máy. Mang lại hiệu năng tăng tốc, max speed cao hơn. Chạy bốc hơn, sướng hơn, v.v...
Nhược: Giảm độ bền của máy móc (cái gì làm việc quá sức sẽ mau hư). Chăm sóc cũng như bảo trì cực khổ và tốn thời gian, tiền bạc hơn. Tuổi thọ của người lái cũng giảm theo tốc độ (cái này hên xui ^^). Tăng mức độ bị ghét từ hàng xóm hơn (người ta đang ngủ mà xe cứ nổ đùng đùng bực chết được). Và cũng giống như trên, khi bán sẽ mất giá hơn xe zin (trừ trường hợp bán cho người cùng đam mê độ xe).
c. Độ đèn:
Ưu: Giống như độ kiểng. Độ đèn giúp xe lung linh hơn (nhất là đi ban đêm). Cung cấp cho người lái nhiều thông tin cần biết hơn (thông qua các đồng hồ báo lắp thêm). Khả năng chiếu sáng của xe cũng như khả năng nhận biết xe mình ở khoảng cách xa từ các xe khác cũng tăng lên.
Nhược: Tốn nhiều chi phí cũng như công sức dành cho việc bảo trì hệ thống điện hơn. Nếu không tính toán cẩn thận sẽ dễ dẫn đến chập điện ngây cháy xe (rất nhiều vụ đã xảy ra). Lắp nhiều quá thì thành "Nhà hát Trần Hữu Trang" di động luôn.
d. Độ đi tour - phượt:
Tổng hợp cả ưu lẫn nhược điểm của độ kiểng và độ máy lại là ra thằng này ^^.
Túm cái váy lại ưu - nhược điểm của độ xe là:
+Ưu: Tăng cái sự sung sướng cho người chủ xe
+Nhược: Tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để chăm sóc xe. Tăng "Hugo phí" nhiều hơn xe zin ^^
Chém gió
Có thể bạn quan tâm: