Piston thép có phần đầu mỏng. Hệ thống gân trợ lực tăng cứng piston.
Bên cạnh đó, piston mẫu cho thấy các rãnh xéc-măng sát đỉnh hơn, vị trí lắp chốt cũng được đưa sát đỉnh. Điều này giúp tăng cứng pít tông, kéo dài thanh truyền làm tăng mô-men quay. Động cơ có thanh truyền dài hơn sẽ tạo được mô-men quay lớn hơn, đồng thời lực ép của piston vào xi-lanh giảm giúp hạn chế mài mòn và tổn thất ma sát.
Các mẫu kiểm tra thể hiện ưu điểm về sức bền kéo, bền uốn và khả năng làm việc dưới tác động của nhiệt độ cao. Do đó, nó tăng hiệu quả đoạn nhiệt. Nói cách khác là tăng hiệu suất, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu. Ngoài ra thép cũng cho thấy khả năng vượt trội về độ cứng vững và ma sát bề mặt thấp.
Các mẫu kiểm tra lắp với xi-lanh nhôm mạ Nikasil, piston thép vẫn cào xước bề mặt xi-lanh dù được gia cứng. Để khăc phục nhược điểm này, cần sử dụng xi-lanh thép hoặc gang đúc. Khi cả hai bề mặt tiếp xúc đều cứng và chịu mòn tốt sẽ tăng tính hiệu quả và độ tin cậy.
Một vấn đề lớn khác là độ tin cậy khi piston thép làm việc ở nhiệt độ cao. Thép tản nhiệt kém hơn nhôm. Từ tâm piston, nhiệt không được truyền đủ nhanh ra ngoài xi-lanh. Nhiệt dư tại đây ảnh hưởng xấu đến dầu bôi trơn. Dù ngày nay, dầu tổng hợp có khả năng chịu nhiệt tốt hơn những vẫn sẽ bị phá hủy nếu động cơ dùng piston thép.
Do đó, động cơ dùng piston thép sẽ cần hệ thống làm mát phức tạp hơn. Ví như phải có một mạch dầu chuyên dụng phun vào toàn bộ mặt dưới của piston để loại bỏ nhiệt, sau đó chất bôi trơn phải được lưu thông càng nhanh càng tốt.
Thép sẽ làm vật liệu tiềm năng đối với piston nhưng cần phải có biện pháp giải quyết vấn đề nhiệt dẫn đến phá hủy dầu hoặc hy vọng ngành công nghiệp dầu sẽ có những bước tiến để tạo ra loại dầu siêu bền không bị phá hủy ở nhiệt độ cao. (Sưu tầm FB).
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm: