Thông tin về sự khác nhau giữa các cấp bậc xe đua MotoGP, Moto2 và Moto3.
Tất nhiên, trọng lượng chiếc xe và công suất động cơ xe cũng tăng lên cùng với những cấp hạng đó. Nhưng có nhiều thứ đòi hỏi khắc khe hơn là thông số kỹ thuật cơ bản của từng hạng xe đua.
Ví dụ, một chiếc xe đua Moto3 sử dụng động cơ xi-lanh đơn 250cc, tạo ra 60 mã lực kết hợp với hộp số 6 cấp, giới hạn trọng lượng tối thiểu 151 kg (bao gồm cả người lái), biến những chiếc xe đua nhỏ gọn này thành những tên lửa tốc độ trên các đường đua Grand Prix rộng lớn. Hiện nay máy móc của Honda và KTM chủ yếu cạnh tranh cho chức vô địch hạng mục này.
Trong khi phân hạng Moto2 nâng tầm quan trọng và thông số kỹ thuật với động cơ dạng ba xi-lanh thẳng hàng 765cc do Triumph sản xuất. Hộp số 6 cấp vẫn là tiêu chuẩn, nhưng hộp số của khối động cơ 3 xi-lanh vốn từ Speed Triple được tinh chỉnh cao tạo ra công suất 138 mã lực ở hạng đua Moto2. Bất kể kiểu dáng nào, tất cả các cỗ máy đua Moto2 đều phải nặng hơn 216 kg (trọng lượng bao gồm cả người lái).
Để quản lý tất cả các lực tác động lên mô tô và người lái thì các thương hiệu tham gia giải đua như Aprilia, Ducati, Honda, KTM, Suzuki và Yamaha phải không ngừng phát triển các công nghệ tiên tiến. Danh sách bao gồm cánh nhỏ khí động học, hệ thống phanh carbon, hộp số liền mạch và thiết bị đo chiều cao hành trình phuộc nhún,...
Tóm lại kích thước thân xe, sức mạnh động cơ có thể là sự khác biệt chính giữa các cỗ máy Moto3, Moto2 và MotoGP, nhưng thực tế thì với những phân hạng càng cao sẽ có nhiều vấn đề hơn. Để giải quyết những vấn đề nhức nhói đó thì chỉ có các công nghệ tiên tiến mới không ngừng được nghiên cứu và ra đời đầu tiên trên đường đua, thứ chỉ được phát triển trong MotoGP.
Nguồn: tham khảo
Có thể bạn quan tâm: